Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phan Khôi (1887-1959) và báo chí Sài Gòn những năm 1920-1930

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Một loạt bài khác, Phan Khôi đã làm cho tờ Phụ nữ tân văn nổi tiếng, được cả những độc giả có học vấn cao tìm đọc, đó là loạt bài thảo luận về tư tưởng học thuật | Phan Khôi 1887-1959 và báo chí Sài Gòn những năm 1920-1930 Một loạt bài khác Phan Khôi đã làm cho tờ Phụ nữ tân văn nổi tiếng được cả những độc giả có học vấn cao tìm đọc đó là loạt bài thảo luận về tư tưởng học thuật. Được khởi lên từ một vài bài ông đề nghị trao đổi hoặc chất vấn về nội dung học thuật và về học phong Đọc cuốn Nho giáo của ông Trần Trọng Kim PNTV29 5 1930 Cảnh cáo các nhà học phiệt PNTV 24 7 1930 Phan Khôi đã khiến những cây bút hàng đầu của học thuật đương thời như Trần Trọng Kim Phạm Quỳnh . lên tiếng trên tuần báo Phụ nữ tân văn phúc đáp và thảo luận về những vấn đề ông nêu ra. Cuộc tranh biện giữa những đầu óc uyên thâm không dễ cho bất kỳ ai học vấn nông cạn có thể tham dự nhưng nó vẫn được đông đảo người đọc chờ đợi có lẽ vì đấy là dịp khá hiếm hoi để lắng nghe những người hiểu biết nhất trong nước bàn luận về những điều không hề dễ hiểu như các khái niệm và phạm trù của Nho giáo nhận định về hoạt động tư tưởng văn hoá ở Việt Nam về học phong của giới học giả . Không khí tranh biện nghiêm túc mà không hề nhiễm thói giả dối hàn lâm kinh viện của những thảo luận này khiến ta có thể nghĩ rằng đây là những thời khắc thăng hoa không dễ lặp lại trong hoạt động tư tưởng học thuật ở Việt Nam. Có thể chính không khí ấy cũng đã hỗ trợ nâng bước cho Phan Khôi khiến ông minh mẫn khác thường điều này không chỉ bộc lộ qua việc không về hùa với người anh rể là Lê Dư trong chuyện nước ta có quốc học mà còn thể hiện ở khả năng nhận định chính xác nhiều vấn đề lịch sử và lịch sử tư tưởng ở tầm xa Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến PNTV 29 11 1934 Thánh hiền ta đời xưa chưa hề có tư tưởng dân chủ PNTV 13 12 1934 . Trên Phụ nữ tân văn Phan Khôi như một người chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút vẫn đóng kiêm nhiệm nhiều vai trò vai trò dịch giả ví dụ trích dịch Tư Mã Thiên Tư Mã Dung Hàn Dũ v.v. vai trò nhà ngôn ngữ thực hành với nhiều loại việc từ việc đề xuất viết chữ quốc ngữ cho đúng dùng danh từ cho trúng PNTV 12 6 1930 đính chánh lại cách xưng .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.