Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - Khái luận về ấn chương và ấn chương học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên thế giới, ở các quốc gia, các dân tộc có lịch sử văn hiến cũng đều tồn tại hệ thống ấn chương. Lịch sử xuất hiện ấn chương ở mỗi quốc gia khác nhau có nhiều điểm khác biệt, song tựu trung điểm thống nhất cơ bản là sự gắn bó mật thiết giữa lịch sử ấn chương với sự hình thành và phát triển của lịch sử thành văn. | Ấn chương Việt Nam - Khái luận về ấn chương và ấn chương học Trên thế giới ở các quốc gia các dân tộc có lịch sử văn hiến cũng đều tồn tại hệ thống ấn chương. Lịch sử xuất hiện ấn chương ở mỗi quốc gia khác nhau có nhiều điểm khác biệt song tựu trung điểm thống nhất cơ bản là sự gắn bó mật thiết giữa lịch sử ấn chương với sự hình thành và phát triển của lịch sử thành văn. Trung Quốc cái nôi của văn hóa Đông phương có lịch sử thành văn đã mấy nghìn năm sự ra đời của ấn chương cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch sử thành văn Trung Quốc. Ấn chương Trung Quốc gọi là Tỷ M tương truyền ấn chương xuất hiện từ thời Hoàng Đế khoảng năm 2500 TCN . Cổ tịch Trung Quốc mà tác giả sống thời Hán đã ghi lại về sự xuất hiện rất sớm của ấn tỷ trong sách Xuân thu vận đẩu khu Hoàng Đế thời hoàng long phụ đồ trung hữu tỷ chương 6 Thời Hoàng Đế có con rồng vàng đội bức địa đồ trong đó có tỷ chương . Sách Hậu Hán thư - Tế tự trí hạ ghi lại về nguồn gốc của ấn chương Thời Tam Hoàng không có văn tự cai trị bằng tết thừng từ Ngũ Đế trở về sau có thư khế văn tự đến đời Tam Vương Hạ Kiệt Thương Thang Chu Văn Vương và Võ Vương tục hóa Triện văn sau mới có tỷ ấn. . 7 . Trong sách Dật Chu thư - Ân chúc giải cũng ghi rằng khi vua Thành Thang đuổi Kiệt đại hội chư hầu Thành Thang đã nhận được ngọc tỷ và lên ngôi Thiên tử. Về sự xuất hiện của Tỷ ấn gắn liền với việc chính thức phát minh và sử dụng văn tự trong quá trình phát triển xã hội Trung Quốc cổ trên mọi lĩnh vực. Văn giáp cốt thời Ân - Thương được người ta coi là những văn tự tượng hình sớm nhất ở Trung Quốc nhưng bản thân nó lại bị giới hạn về nội dung và phạm vi sử dụng nên nó không thể bao quát hết được văn tự nói chung của thời kỳ Ân - Thương. Những phát hiện khảo cổ học tìm thấy chứng tích thời Ân ở An Dương - Hồ Nam cũng không giúp cho việc khẳng định nguồn gốc ấn chương thời cổ một cách chính xác. Có ý kiến cho rằng đó là những di vật thời Tây Chu trên mặt có khắc hình văn tự hoặc phù hiệu nhưng không thể đọc nhận .