Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Những người tiểu tư sản
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những người tiểu tư sản Ngày 02 tháng 10 năm 1852 Trong bài báo trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh giữa một bên là các chính phủ Đức với một bên là Quốc hội Phran-phuốc, cuối cùng, đã đạt tới tột đỉnh đến nỗi trong những ngày đầu tháng Năm, một phần lớn nước Đức đã công khai nổi dậy; | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Những người tiểu tư sản XVIII. Những người tiểu tư sản Ngày 02 tháng 10 năm 1852 Trong bài báo trước chúng tôi đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh giữa một bên là các chính phủ Đức với một bên là Quốc hội Phran-phuốc cuối cùng đã đạt tới tột đỉnh đến nỗi trong những ngày đầu tháng Năm một phần lớn nước Đức đã công khai nổi dậy trước hết là Đre-xđen sau là Pphan-xơ thuộc Ba-vi-e nhiều bộ phận của miền sông Ranh thuộc Phổ và sau cùng là Ba-đen. Trong tất cả các trường hợp những lực lượng chiến đấu thực sự của quân khởi nghĩa cái hạt nhân đó cái hạt nhân gồm những người đầu tiên cầm vũ khí và chiến đấu với quân đội là những công nhân thành thị. Một bộ phận những tầng lớp dân cư nghèo ở nông thôn - những cố nông và những tiểu nông - nói chung là đi theo công nhân sau khi cuộc xung đột đã nổ ra. Đa số thanh niên của tất cả các giai cấp ở dưới giai cấp các nhà tư bản đều đứng trong hàng ngũ của quân khởi nghĩa ít ra cũng là trong một thời gian nhưng cái mớ chắp nhặt hỗn tạp gồm những đám thanh niên ấy đã nhanh chóng thưa dần đi khi tình thế càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là những sinh viên những đại biểu của trí tuệ như họ thích tự xưng như vậy lại là những kẻ đào ngũ đầu Cách mạng và phản cách mạng ở Đức tiên trừ phi họ ở lại vì được đề bạt lên chức vụ sĩ quan cái chức vụ mà dĩ nhiên là hãn hữu lắm họ mới có được khả năng cần thiết để đảm đương. Giai cấp công nhân tham gia cuộc khởi nghĩa này cũng như nó đã tham gia bất cứ cuộc khởi nghĩa nào mang lại cho nó triển vọng hoặc là gạt bỏ được một vài trở ngại trên con đường tiến tới nắm chính quyền và tới cách mạng xã hội hoặc ít ra là buộc được những giai cấp xã hội có thế lực hơn nhưng ít can đảm hơn đi vào một con đường kiên quyết hơn và cách mạng hơn con đường từ trước đến nay họ vẫn đi theo. Giai cấp công nhân cầm vũ khí với ý thức hoàn toàn rõ rệt rằng cuộc đấu tranh này xét những mục đích trực tiếp của nó không phải là cuộc đấu tranh của mình nhưng giai cấp công nhân tuân theo cái