Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc hội và các chính phủ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quốc hội và các chính phủ Ngày 19 tháng 08 năm 1852 Sau khi đã bầu vua Phổ lên làm hoàng đế nước Đức (trừ áo), Quốc hội Phran-phuốc liền gửi một đoàn đại biểu đến Béc-lin để trao ngai vàng cho Phri-đrích - Vin-hem và sau đó hoãn họp. Ngày 3 tháng Tư, Phriđrích - Vin-hem tiếp các đại biểu. ông ta tuyên bố với họ rằng mặc dầu ông ta nhận cái quyền ở trên tất cả các quốc vương khác ở Đức do sự biểu quyết của các đại biểu nhân dân giao cho, song. | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc hội và các chính phủ XVI. Quốc hội và các chính phủ Ngày 19 tháng 08 năm 1852 Sau khi đã bầu vua Phổ lên làm hoàng đế nước Đức trừ áo Quốc hội Phran-phuốc liền gửi một đoàn đại biểu đến Béc-lin để trao ngai vàng cho Phri-đrích - Vin-hem và sau đó hoãn họp. Ngày 3 tháng Tư Phri-đrích - Vin-hem tiếp các đại biểu. ông ta tuyên bố với họ rằng mặc dầu ông ta nhận cái quyền ở trên tất cả các quốc vương khác ở Đức do sự biểu quyết của các đại biểu nhân dân giao cho song ông ta vẫn không thể nhận ngôi hoàng đế nếu chưa tin chắc rằng các quốc vương khác chịu công nhận quyền tối cao của ông ta cũng như công nhận bản hiến pháp của đế chế là bản hiến pháp đã trao cho ông ta những quyền hành ấy. ông ta còn nói thêm rằng chính các chính phủ ở Đức có quyền xét xem bản hiến pháp ấy liệu có thể được họ phê chuẩn hay không. ông ta kết luận rằng dù thế nào chăng nữa làm hoàng đế hay không ông ta bao giờ cũng sẵn sàng tuốt gươm chống địch trong thù ngoài. Chúng ta sẽ thấy ông ta giữ cái lời hứa khá bất ngờ đối với Quốc hội ấy ra sao. Những nhà thông thái ở Phran-phuốc sau một cuộc điều tra ngoại giao tỉ mỉ cuối cùng đã kết luận rằng trả lời như vậy là từ chối ngôi hoàng đế. Bởi vậy họ bèn quyết nghị ngày 12 tháng Tư rằng hiến pháp của đế chế là luật pháp của đất nước và phải được duy trì và vì thấy không Cách mạng và phản cách mạng ở Đức có lối thoát họ liền bầu ra một ủy ban gồm 30 người có nhiệm vụ thảo ra những đề nghị về những biện pháp thi hành hiến pháp. Quyết nghị ấy đã làm bùng nổ lúc này cuộc xung đột giữa Quốc hội Phran-phuốc và các chính phủ ở Đức. Giai cấp tư sản và nhất là giai cấp tiểu tư sản lập tức tuyên bố ủng hộ hiến pháp mới của Phran-phuốc. Họ không thể chờ đợi lâu hơn nữa cái giờ phút kết thúc cách mạng . Lúc này ở áo và ở Phổ cách mạng đã kết thúc bằng sự can thiệp của lực lượng vũ trang. Các giai cấp nói trên thích việc đó được thực hiện một cách ít bằng bạo lực hơn nhưng họ không có khả năng lựa chọn việc đã rồi và cần .