Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình thái lưu vực và vùng ngập

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Do phụ thuộc vào địa hình nơi xây dựng nên hình thái lưu vực và vùng ngập của lòng hồ rất phức tạp. Ngoài độ cao không đồng đều chúng ta cần lưu ý đến một số đặc trưng của từng hồ như: diện tích vùng ngập; diện tích phần núi cao, rừng rậm, đồi trọc, diện tích ruộng, bãi canh tác; biến động độ cao từ lòng sông, suối đến ruộng; tình hình thảm thực vật, dân cư và đặc điểm các công trình xây dựng. Trong vùng ngập và khu vực đáy hồ rất không bằng phẳng,. | Hình thái lưu vực và vùng ngập Do phụ thuộc vào địa hình nơi xây dựng nên hình thái lưu vực và vùng ngập của lòng hồ rất phức tạp. Ngoài độ cao không đồng đều chúng ta cần lưu ý đến một số đặc trưng của từng hồ như diện tích vùng ngập diện tích phần núi cao rừng rậm đồi trọc diện tích ruộng bãi canh tác biến động độ cao từ lòng sông suối đến ruộng tình hình thảm thực vật dân cư và đặc điểm các công trình xây dựng. Trong vùng ngập và khu vực đáy hồ rất không bằng phẳng độ sâu không đồng đều là đặc điểm chính lớn nhất của hình thái vùng ngập của hồ chứa nước. Tuy nhiên mức độ phức tạp có khác nhau giữa các hồ và hồ ở trung du ít phức tạp hơn miền núi. Ngoài ra mức độ phức tạp còn tùy thuộc vào khả năng cải tạo của con người trước khi cho hồ ngập nước. Trong lòng hồ chứa chỗ sâu nhất là lòng suối lòng sông cũ đặc biệt là ở khu vực gần đập chính. Càng lên thượng lưu độ sâu càng giảm dần. Đối với hồ chứa nước cỡ nhỏ độ sâu trung bình chỉ từ 4-6m lớn nhất cũng chỉ 15m ở các hồ cỡ lớn như Cấm Sơn Thác bà độ sâu trung bình là 10-12m. Chỗ sâu nhất có đến 33-35m. Hồ Hòa Bình có độ sâu lớn nhất hơn 110m . 3.4- Phân chia khu vực trong một hồ chứa nước Trong một hồ chứa do địa hình vùng ngập quyết định nên các đặc điểm về hình thái thủy văn sinh vật học thường có sự khác nhau giữa các khu vực. Sự khác nhau này ở các hồ chứa cỡ nhỏ thể hiện không rõ như ở các hồ lớn. Phân chia theo chiếu ngang Một số hồ chứa lớn thường được phân chia thành 3 khu vực - Vùng hạ lưu gần đập - Vùng trung lưu - Vùng thượng lưu. Phân chia theo chiều thẳng đứng Trong nghề cá căn cứ vào tính chất năng suất của các vùng ngập nước các chuyên gia đã chia vùng ngập nước thành 4 vùng như sau 1. Vùng ngập thứ nhất Đặc điểm của vùng này là thời gian ngập nước ngắn thời gian khô hạn kéo dài thường là hơn nửa năm . Sau thời gian ngập nước cây cối lại khôi phục nhất là những cây cỏ thực vật thân thảo chúng sẽ bị thối rữa đi khi hồ ngập nước trở lại. Quá trình phân hủy như thế tạo điều kiện tốt cho cho sinh vật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN