Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 4 THAY ĐỔI CƠ CẤU : GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH CÓ HIỆU LỰC DUY NHẤT

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu 'bài thảo luận chính sách số 4 thay đổi cơ cấu : giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHƯƠNG TRÌNH CHÂU Á 79 John F. Kennedy Street Cambridge MA 02138 Tel 617 495-1134 Fax 617 495-4948 CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 232 6 Võ Thị Sáu Quận 3 TP. Hồ Chí Minh Tel 848 3932-5103 Fax 848 3932-5104 BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 41 THAY ĐỔI CƠ CẤU GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH CÓ HIỆU LỰC DUY NHẮT KHÔNG PHỔ BIẾN VÀ TRÍCH DÂN TRONG VÒNG 45 NGÀY Tổng quan Bài viết này được thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam nhằm phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp chính phủ kích thích tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro của khủng hoảng tài chính. Chính phủ đã đề xuất một gói kích thích trị giá 6 tỷ USD tuy nhiên chi tiết của bản kế hoạch này cho đến nay vẫn chưa được công bố chính thức. Trong những bài thảo luận chính sách trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng tình trạng bất ổn vĩ mô của Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa bên trong và do vậy phản ứng chính sách thích hợp phải là những thay đổi có tính cơ cấu. Trong bài thảo luận chính sách này chúng tôi muốn chỉ ra rằng trong bối cảnh suy giảm kinh tế quốc tế ngày một sâu sắc thì nhu cầu cải cách cơ cấu của Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết. Hơn nữa chúng tôi lo ngại rằng gói kích thích tiền tệ và tài khóa do chính phủ đề xuất không những không đem lại tác động mong muốn mà còn có nguy cơ làm gia tăng lạm phát và rủi ro hệ thống cho khu vực tài chính. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị một nhóm các chính sách thay thế bao gồm việc từng bước giảm giá VND và điều chỉnh chương trình đầu tư công nhằm giảm tiến độ các dự án thâm dụng vốn và nhập khẩu nhiều đồng thời khuyến khích các dự án thâm dụng lao động và không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Ngay cả khi phải ứng phó với tình thế khẩn cấp thì chính phủ cũng không được sao nhãng các mục tiêu dài hạn và cần đảm bảo rằng khi kinh tế thế giới phục hồi thì vị thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã được chuẩn bị sẵn sàng để trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững. Điều này .