Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phong kiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao. Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu, huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông công thương | Nhân, con người cần phải có trí dũng. Bởi vì chỉ có như thế, con người mới có khả năng và bản lĩnh xét đoán sự việc, phân biệt phải trái, hiểu thấu đạo lý; từ đó mà hành động hợp với “thiên lý”. Nếu “nhân” là cây tùng, cây bách thì “trí” và “dũng” là huyết mạch, cành lá của cây, giúp cây hút dưỡng chất, thở khí trời mà sum suê, xanh tốt. “Trí” bao hàm “tri”, song “trí” không chỉ là sự học rộng hiểu sâu mà còn là năng lực vận dụng sáng tạo những điều hiểu biết đó vào trong cuộc sống của con người. “Dũng” là bản lĩnh của con người trong hoạt động thực tiễn. Nó bao gồm sự tỏ rõ chính kiến, sự tự chủ bản thân, sự uy vũ khi cần thiết và sự khắc phục khó khăn không nao núng. Kết hợp hài hoà tuỳ theo hoàn cảnh giữa việc dùng văn hay dùng võ cũng là cái dũng của kẻ trí, nhất là trong việc trị nước. Khi đất nước đã thái bình thì “chính là lúc sửa sang việc văn, tạm dẹp việc võ”. Dù là người chủ trương “đức trị”, Lê Thánh Tông trọng văn nhưng không khinh võ. “dũng” còn là sự thẳng thắn chỉ ra sai lầm và nhận sai lầm nếu mình mắc phải. Mối quan hệ giữa trí và dũng là mối quan hệ tương hỗ tạo nên một con người vừa có tài vừa biết sử dụng tài năng của mình vào việc hữu ích. Có trí mà không có dũng thì khó làm được việc mà trí bị bỏ phí, còn có dũng mà không có trí thì làm việc dễ thất bại (hữu dũng vô mưu). Người nào hội tụ đủ ba đức cần thiết: Nhân, trí, dũng - ấy là người có sức mạnh làm nên nghiệp lớn. Do đó, không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi - ngôi sao sáng nhất của thế kỷ XV- đã tập trung xây dựng hệ thống giá trị “nhân - trí - dũng” trên cơ sở kế thừa quan niệm “ngũ thường” của Nho giáo làm thước đo cơ bản để đánh giá con người. Đến Lê Thánh Tông, “nhân - trí - dũng” một lần nữa được khẳng định là một hệ thống có thể tồn tại độc lập tương đối với “ngũ thường”:

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.