Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mô hình Lý là tượng trưng.

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Lịch sử cho biết khá rõ khung cảnh xã hội, để ta có quyền nghĩ rằng, bước vào nền văn minh Đại Việt, người Việt đã hoàn toàn trở thành một con người mới. Nó sống với một quan niệm hoàn toàn khác về vũ trụ và nhân sinh, mà đạo Phật là cái trục tinh thần. Cái trục tinh thần này, qua nhiều thế kỷ chuẩn bị để tiêu hóa những tiếp biến, nay đã gạn lọc được, về căn bản, những màu sắc áp đặt bằng chính trị và quân sự của Trung Hoa, một bên, và, một bên. | Mô hình Lý là tượng trưng. Lịch sử cho biết khá rõ khung cảnh xã hội để ta có quyền nghĩ rằng bước vào nền văn minh Đại Việt người Việt đã hoàn toàn trở thành một con người mới. Nó sống với một quan niệm hoàn toàn khác về vũ trụ và nhân sinh mà đạo Phật là cái trục tinh thần. Cái trục tinh thần này qua nhiều thế kỷ chuẩn bị để tiêu hóa những tiếp biến nay đã gạn lọc được về căn bản những màu sắc áp đặt bằng chính trị và quân sự của Trung Hoa một bên và một bên nữa sự thẩm thấu hoà bình của màu sắc Ấn qua Chàm. Các nhà Phật học bảo chúng ta rằng đến thời Lý đã có thể nói đến buổi ban đầu của một đạo Phật Việt Nam chính thức. Nếu tin điều đó thì ta có quyền bàn tiếp đến một nghệ thusật Phật giáo Việt Nam như một tư cách riêng. Và chắc chắn rằng để hiểu được nền nghệ thusật này ta phải thấm nhuần đến một mức độ kỹ lưỡng nào Phật học nói chung và Phật học Việt Nam nói riêng. Không có cách gì có thể tách rời cái nội dung tư tưởng đó ra khỏi nền nghệ thusật phong kiến Việt Nam trong nhiều thế kỷ mà khởi đầu là triều Lý. Lý Công Uẩn qua sự giáo dục của thầy Vạn Hạnh không phải chỉ muốn thay thế chính sách bạo ngược của Lê Long Đĩnh tham tàn mà bất lực mà muốn dựng lại cái nhân cách Việt Nam quyền sống bằng tinh thần cá biệt của mình trên một lãnh thổ có quyền phải toàn vẹn của mình. Cũng vẫn là lịch sử đã cho ta biết chưa bao giờ tâm trạng của con người Việt lại thanh thản thăng bằng và hồn nhiên như trong vài thế kỷ đầu của nước Đại Việt. Tại nước Đại Việt về căn bản và theo quan niệm chính thống nghệ thusật là để truyền đạo và thờ cúng. Mô hình thẩm mỹ là tượng trưng. Ngay từ đầu nghệ thusật Phật giáo không có hướng duy thực. Trong suốt nhiều thế kỷ khởi nguyên người ta không thể hiện thân hình đức Phật mà chỉ hình dung sự có mặt của Người bằng những biểu trưng khi là hai dấu chân khi là con ngựa không có người cưỡi khi là cái bánh xe luân hồi. ở đại hội kiết tập đầu tiên tại thành Vương Xá Rafariha các phật tử đã tượng trưng sự có mặt của đức Phật bằng một cái bàn .