Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tâm lý đạo đức - BÌNH ĐẲNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
BÌNH ĐẲNG 1. Định nghĩa: a) Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi: San bằng quyền lợi là buộc mọi người chỉ nhận được một số quyền lợi giống nhau, dù họ có phước khác nhau, dù họ bỏ ra công sức khác nhau, dù họ đem lại hiệu quả khác nhau. Chữ Lục hòa trong cách sống của chư Tăng nhiều khi cũng được hiểu là san bằng quyền lợi như vậy, mọi người đều có quyền lợi như nhau, không ai nhiều quyền lợi hơn ai. Trong cộng đồng người tu, điều này có thể chấp nhận được. | BÌNH ĐẲNG 1. Định nghĩa a Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi San bằng quyền lợi là buộc mọi người chỉ nhận được một số quyền lợi giống nhau dù họ có phước khác nhau dù họ bỏ ra công sức khác nhau dù họ đem lại hiệu quả khác nhau. Chữ Lục hòa trong cách sống của chư Tăng nhiều khi cũng được hiểu là san bằng quyền lợi như vậy mọi người đều có quyền lợi như nhau không ai nhiều quyền lợi hơn ai. Trong cộng đồng người tu điều này có thể chấp nhận được vì người tu không đòi hỏi quyền lợi dù công sức bỏ ra rất nhiều. Nhưng sẽ là rất khó nếu điều này được áp dụng trên toàn xã hội. Hầu hết ai cũng có vị kỷ tiềm ẩn ai cũng muốn được công bằng. Người làm nhiều phải được hưởng nhiều. Công bằng cũng là tính chất của luật Nhân Quả. Nghĩa là người nào có phước nhiều họ phải được hưởng sung sướng nhiều hơn. Trong xã hội người nào đóng góp công sức nhiều người đó phải được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Đó là tính công bằng của xã hội. Cho nên xã hội không thể buộc mọi người phải hưởng quyền lợi giống nhau trong khi khả năng của họ khác nhau. Người thông minh hơn tài năng hơn làm việc hiệu quả hơn không thể hưởng mức lương như người không có tài năng không có trí tuệ. Nếu buộc mọi người hưởng quyền lợi giống nhau dù họ đem lại hiệu quả khác nhau sẽ phá vỡ sự phấn đấu cá nhân vì thực tế là ai cũng còn tâm lý vị kỷ và đòi hỏi sự công bằng. Do đó san bằng quyền lợi buộc mọi người hưởng quyền lợi giống nhau là một điều không thể thực hiện được. Đó là việc làm phá vỡ luật công bằng và làm nhiều người nảy sinh tâm lý chán nản. Chỉ trong môi trường của người tu theo đạo Phật điều này mới có thể thực hiện được ở một chừng mực nào đó. Trong đạo Phật trong một đại chúng có người làm được nhiều việc có người làm được ít việc. Nhưng người làm được nhiều việc thường không chấp họ buông xả được tính vị kỷ của mình chấp nhận đời sống san bằng quyền lợi. Tất nhiên việc san bằng quyền lợi chỉ áp dụng được trong chùa một phần thôi có khi không được hoàn toàn. Đó là khi trong chúng có những người .