Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 1)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Sốt rét đái huyết cầu tố (SRĐHCT) là những trường hợp sốt rét diễn biến nặng, có tan huyết dữ dội à gây thiếu máu cấp, vàng da - niêm mạc và đái ra huyết cầu tố. Bệnh dễ dẫn tới suy thận cấp với thiểu- vô niệu, tiên lượng xấu. Tử vong trước đây trung bình từ 20%-30%, gần đây đã giảm xuống 10-15% 1. CĂN NGUYÊN VÀ BỆNH SINH: 1.1. Các giả thuyết về căn nguyên: 1.1.1. Do chính bệnh SR diễn biến nặng: dẫn đến vỡ hồng cầu dữ dội và đái HCT, còn gọi là SRĐHCT “tự phát”. | Sốt rét đái huyết cầu tố Kỳ 1 ĐỊNH NGHĨA Sốt rét đái huyết cầu tố SRĐHCT là những trường hợp sốt rét diễn biến nặng có tan huyết dữ dội à gây thiếu máu cấp vàng da - niêm mạc và đái ra huyết cầu tố. Bệnh dễ dẫn tới suy thận cấp với thiểu- vô niệu tiên lượng xấu. Tử vong trước đây trung bình từ 20 -30 gần đây đã giảm xuống 10-15 1. CĂN NGUYÊN VÀ BỆNH SINH 1.1. Các giả thuyết về căn nguyên 1.1.1. Do chính bệnh SR diễn biến nặng dẫn đến vỡ hồng cầu dữ dội và đái HCT còn gọi là SRĐHCT tự phát không có sự tham gia của thuốc SR . Cơ chế có khả năng do những yếu tố sau - Tăng hoạt tính đại thực bào đối với cả KST và hồng cầu HC . - Cơ chế dính kết tế bào HC nhiễm KST vào nội mạc thành mạch. - Cơ chế tự miễn dịch do hình thành tự kháng nguyên từ hồng cầu biến đổi cấu trúc màng từ đó xuất hiện tự kháng thể. 1.2.2. Do vai trò của thuốc sốt rét Nhiều thuốc trong đó có thuốc SR có thể gây huỷ hồng cầu và được phân chia thành 3 nhóm Nhóm thuốc có thể gây tai biến ở mọi người Sulfon Phenylhydrazin acetyl phenylhydrazin. Nhóm thuốc gây tai biến ở những người có huyết cầu tố không vững bền như Sulfamid 4 Aminoquinolein. Nhóm thuốc gây tai biến ở những người thiếu men G.6.P.D. như Quinin đứng hàng đầu tiếp đến Primaquin Mepacrin Amidopyrin v.v. Xuất phát từ 2 cơ chế trên hiện nay SRĐHCT được chia thành 2 loại Bệnh nhân SR bị đái huyết cầu tố do chính quá trình SR phát triển ra loại SRĐHCT này thường phát sinh ở những trường hợp SR nặng tái diễn nhiều lần do P. falciparum loại này diễn biến thường nặng và rất nặng. Bệnh nhân SR bị đái ra HCT do yếu tố thuốc SR hàng đầu là Quinin loại SRĐHCT này có thể xuất hiện ở mọi bệnh nhân SR nặng cũng như nhẹ diễn biến không ồ ạt dữ dội như loại trên. 1.2. Cơ chế bệnh sinh của đái HCT Bệnh SR ít nhiều đều có tan vỡ hồng cầu nhưng không phải ai cũng đái ra HCT. Như vậy đái ra HCT chỉ xảy ra ở bệnh nhân SR khi bệnh nhân SR có quá trình tan máu mạnh dữ dội mô lưới nội mô ở gan suy là một yếu tố thuận lợi vì không cố định và chuyển được nhiều HCT .