Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tuồng Hát Bội Viết Bằng Chữ Nôm Tam Cố Mao Lư
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tuồng Tam Cố Mao Lư mà quý vị đang cầm trên tay là một trong bộ chín hồi của tuồng hát bội viết bằng chữ Nôm, lấy đề tài trong truyện Tam Quốc, tức Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. | Tuồng Hát Bội Viết Bằng Chữ Nôm Tam Cố Mao Lư Bản Nôm, Thư viện Anh Quốc Nguyễn Văn Sâm phiên âm Nguyễn Khắc Kham hiệu đính Ban Tu Thư Viện Việt Học, California 2001 Lời Giới Thiệu Nhà văn Nguyễn Văn Sâm lâu nay dùng nhiều thời giờ đọc các tác phẩm xưa của ông bà chúng ta viết bằng chữ Nôm, đặc biệt là những tác phẩm chưa ai biết đến và các tuồng hát bội cổ. Công việc ông làm rất âm thầm, các tác phẩm được phiên âm xong cũng khá nhiều nhưng ông chưa muốn phổ biến vội vì vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với công việc mình. Phiên âm, theo ông, cần thiết phải kèm theo một sự khảo sát về tác phẩm, chú thích cẩn thận, tạo lại chữ Nôm trên máy điện toán toàn bộ bản văn để người bây giờ dễ đọc và kiểm chứng lại sự phiên âm nhằm làm căn cứ cho những khảo sát về sau. Một bản từ vựng chi tiết về chữ dùng cũng là điều ông muốn có trong mỗi tác phẩm. Tôi cho rằng đó là lý tưởng của một công việc làm nghiêm túc, nhưng tôi cũng nghĩ rằng chỉ riêng việc phiên âm giới thiệu những tác phẩm chưa từng được phổ biến rộng rãi cũng đã là một công trình đáng được lưu ý, các sự khảo sát nội dung, chú thích, làm từ vựng, chế bản chữ Nôm. có thể để cho sau này người khác thực hiện. Bây giờ cứ lo phiên âm trước đã. Nhưng chọn quyển nào? Tuồng? Truyện thơ nỗi tiếng hay truyện thơ bình dân? Tác phẩm dầy hay mỏng? Cuối cùng, theo hoàn cảnh và khả năng của Viện Việt Học, nhà văn Nguyễn Văn Sâm đồng ý cho trình làng quyển Tam Cố Mao Lư này. Bản Nôm rút từ ba hồi 37-39 trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa vốn có ảnh hưởng trong dân chúng Việt Nam từ lâu, hồi 37 nói lên lòng tha thiết cầu hiền của Lưu Bị. Có thể người xưa khi viết hồi này đã gởi gắm ý muốn nói lên nỗi lòng của mình với nhà vua đương thời rằng nhà nho thời đại bây giờ không được trọng dụng đúng mức, nhà vua thiếu cái nhẫn, thiếu sự biết tài kẻ sĩ hiền của người cầm vận nước. Người viết nào cũng thác gởi một điều gì đó trong tác phẩm mình. Tác giả viết tuồng cũng không ra ngoài quy luật đó. Tác phẩm vô danh, nhưng ta biết được thời đại xuất