Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản - TS. Dương Nhựt Long

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tập tính sống : là loài ƣa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hƣu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, để trú ẩn và làm tổ đẻ. | Năm 1960, Hickling lần đầu tiên đã tạo ra đàn cá rô phi toàn đực bằng phương pháp lai xa giữa hai loài Oreochromis mossambicus và O. urolepsis hornorum. Từ đó cơ chế xác định giới tính của cá rô phi đã thu hút sự say mê nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Phần lớn các nghiên cứu gần đây về cơ chế xác định giới tính cá rô phi đều tập trung nghiên cứu tỉ lệ đực cái trong một số công thức lai cùng loài, đặc biệt là lai giữa cá có giới tính bình thường với cá được xử lý formol chuyển giới tính (Shelton et al, 1983; Mair 1988; Wohlfarth và Wedekind, 1991, trích bởi Tuấn và ctv, 1999). Theo Mair và ctv, (1991) kiểu xác định giới tính cá O. niloticus chủ yếu là kiểu một gen/nhiễm sắc thể qui định giới tính, với con đực ở dạng dị giao tử. Trong khi đó, Shelton và ctv (1983) và Lester và ctv. (1989) lại đặt giả thuyết giới tính của loài cá này do nhiều gen qui định. Tuy nhiên, các tác giả như Mair et al. (1990), Baroiller et al. (1995), Abucay (1997) và Abucay et al. (1999) đều thống nhất rằng các nhân tố di truyền (gen nằm trên nhiễm sắcthể thường), nhiệt độ, độ mặn, pH và tương tác giữa các yếu tố môi trường và kiểu gen đều ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của cá (trích bởi Tuấn và ctv, 1999).