Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Glenn L. Martin
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'glenn l. martin', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 40 Gương Thành Công Glenn L. Martin Đêm rằm tháng giêng năm 1886 bà Minta Martin ở Macksbung nằm mộng thấy ngồi trên một cái máy bay trên không trung lượn trên châu thành bà ở đưa tay ra vẫy vẫy bạn bè đứng dưới đường và buồn rầu vì họ không thể bay như mình được. Việc đó xảy ra mười bảy năm trước khi hai anh em Wright bay thử lần đầu. Gặp lúc khác thì chắc bà không để ý gì tới giấc mộng đó cả nhưng hồi ấy bà đương có mang và đã được nghe nhiều người đoán điềm giải mộng nên bốn mươi tám giờ sau khi sanh con trai là Glenn Martin thì bà tin rằng con bà sau này sẽ bay được trong không trung như bà. Điều lạ lùng nhất trong truyện đó là con bà sau tập bay thật sau hai anh em Wright một chút và là người thứ ba ở Châu Mỹ lái một máy bay tự mình sáng chế ra. Bây giờ Martin là người đứng đầu trong kỹ nghệ hàng không mà ông đã làm cho phát triển một cách phi thường. Xưởng chế tạo của ông tức công ty Glenn L. Martin ở gần Baltimore xứ Maryland là một trong ba xưởng chế tạo phi cơ lớn nhất thế giới. Ông đã đóng những chiếc Marauder cho lục quân Mariner cho hải quân và Baltimore cho nước Anh. Ông là nhà chế tạo phi cơ danh tiếng nhất thế giới. Mà nếu thân mẫu ông không nằm mộng thấy mình bay lên trên không trung thì có lẽ ông đã không lựa nghề đó. Bạn hỏi tôi - Tại sao vậy Là vì suốt thời thơ ấu của ông bà cụ thường kể cho ông nghe giấc mộng ấy gây cho ông một mục đích cao vời một quyết tin một tham vọng chinh phục được thế giới của bão tố. Mà ở trên những cánh đồng cỏ miền Kansas nơi tuổi thơ ông trôi qua luôn luôn có những trận bão tố dữ dội cần phải chế ngự. Trong một cuộc phỏng vấn ông kể cho nghe rằng những trận gió ở Kansas đã đóng một vai trò chủ yếu trong thời thiếu niên của ông. Hồi sáu tuổi ông lấy một chiếc mền cột vào chiếc xe nhỏ sơn đỏ rồi cho gió thổi xe chạy trên đường phố như thuyền buồm chạy trên sông. Sau ông đi giày đạp tuyết tay cầm một chiếc buồm tự ông cắt lấy rồi để gió đẩy chạy trên băng. Ông cũng dùng cách đó để khỏi phải đạp xe máy. Ông bảo rằng thời