Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Sinh tỉnh Hải Dương năm 2008 - 2009

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, học sinh chuyên môn Sinh học - Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Sinh tỉnh Hải Dương năm 2008 - 2009. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ------------- ®Ò thi chÝnh thøc KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2008-2009 MÔN THI: SINH HỌC Câu 1 (1,0 điểm): Trắc nghiệm Trong mỗi câu sau, em hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất 1. Kiểu gen của một loài sinh vật là Aa XEY, khi giảm phân bình thường không có hoán vị gen thì tạo được số loại giao tử là: A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 2. Một gen có 3900 liên kết hiđrô, nuclêôtit loại A chiếm tỷ lệ 20% tổng số nuclêôtit của gen. Chiều dài của gen là: A. 5100 A0 B. 2550 A0 C. 4080 A0 D. 2040 A0 3. Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Câu khẳng định nào sau đây về tế bào này là đúng? A. Đó là tinh trùng n – 1 C. Đó là tinh trùng n + 1 B. Đó là tế bào trứng đã thụ tinh D. Đó là tế bào sinh dưỡng 4. Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do: A. Các vụ thử vũ khí hạt nhân. B. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu. C. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường. D. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện. Câu 2 (1,5 điểm): Phân biệt định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng. Câu 3 (1,5 điểm): Hệ sinh thái là gì? Nêu các thành phần của một hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái. Câu 4 (2,0 điểm): Kiểu bộ nhiễm sắc thể giới tính XO có ở những dạng cơ thể nào? Cơ chế hình thành những dạng cơ thể đó? Nêu các đặc điểm biểu hiện của người mang nhiễm sắc thể XO. Muốn khẳng định người bệnh mang cặp nhiễm sắc thể đó ta phải làm gì? Câu 5 (1,0 điểm): Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người bị bệnh bạch tạng. 1. Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì? 2. Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị bạch tạng thì tỷ lệ xuất hiện đứa trẻ sinh ra bị bệnh đó là bao nhiêu? Họ có nên tiếp tục sinh con nữa hay không? Tại sao? Câu 6 (1,0 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao, hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh, vỏ nhăn. Cho cây đậu Hà Lan dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn thu được thế hệ F1 (biết rằng 3 cặp gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, không có đột biến). 1. Xác định các loại giao tử có thể có của cây đậu Hà Lan ở thế hệ P. 2. Không viết sơ đồ lai, hãy xác định ở F1 tỷ lệ kiểu gen AABbdd và tỷ lệ kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu? Câu 7 (1,0 điểm): Quan sát cấu trúc nhiễm sắc thể số 3 trên loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác về trật tự phân bố các đoạn trên nhiễm sắc thể như sau: - Nòi I : ABCDEGHIK - Nòi II: AGEDCBHIK - Nòi III: AGEDIHBCK Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này? Câu 8 (1,0 điểm): Ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp tử theo tỷ lệ 3AA : 2Aa. Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ cây có kiểu gen đồng hợp trội sẽ là bao nhiêu? ------------- Hết ------------