Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoạt động phối hợp giữa khoa Tâm lý - giáo dục, học viện quản lý giáo dục với cơ sở thực hành trong quá trình đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung tìm hiểu vai trò, thực trạng phối hợp giữa khoa Tâm lý- Giáo dục với cơ sở thực hành trong thực hành, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI 10.53750 jem22.v14.n9.6 Journal of Education Management 2022 Vol. 14 No. 9 pp. 6-13 This paper is available online at http jem.naem.edu.vn HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VỚI CƠ SỞ THỰC HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC Chu Thị Hương Nga1 Tóm tắt. Phối hợp liên kết với cơ sở thực hành rất quan trọng là cầu nối để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống. Việc tăng cường phối hợp với các cơ sở thực hành nghề nghiệp rất cần thiết để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hành phát triển năng lực nghề nghiệp. Thực tế hiện nay phối hợp hợp tác giữa khoa Tâm lý giáo dục với các cơ sở thực hành bên ngoài còn chưa thật chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy bài viết tập trung tìm hiểu vai trò thực trạng phối hợp giữa khoa Tâm lý- Giáo dục với cơ sở thực hành trong thực hành thực tập nghề nghiệp cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục Học viện Quản lý giáo dục. Từ khóa Phối hợp cơ sở thực hành cử nhân ngành Tâm lý học giáo dục. 1. Đặt vấn đề Việc phối hợp và liên kết giữa khoa Tâm lý-Giáo dục với các cơ sở thực hành bên ngoài là vấn đề rất cần thiết trong quá trình đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Tâm lý-Giáo dục. Hiện tại trong chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học giáo dục của Khoa Tâm lý giáo dục có 3 hướng chuyên ngành Chuyên ngành giảng dạy Công tác xã hội và chuyên ngành Tham vấn trị liệu tâm lý. Đặc biệt theo hướng chuyên ngành Tham vấn- trị liệu trong quá trình giảng dạy các môn học sinh viên cần phải được thực tập thực hành trải nghiệm song song để tiếp thu kiến thức tốt hơn từ đó hình thành phát triển các kỹ năng năng lực nghề nghiệp cho sinh viên trong tương lai. Hiện nay đã có nhiều trường Đại học xây dựng mô hình hợp tác liên kết với các cơ sở thực hành doanh nghiệp bên ngoài