Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Xác định thành phần loài và khả năng sinh độc tố cylindrospermopsin của vi khuẩn lam trong một số thủy vực ở Đắk Lắk

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Xác định thành phần loài và khả năng sinh độc tố cylindrospermopsin của vi khuẩn lam trong một số thủy vực ở Đắk Lắk" nhằm đánh giá sự đa dạng thành phần loài VKL và VKL có khả năng sinh độc tố CYN trong hồ Ea Nhái và hồ Buôn Phong ở Đắk Lắk. Đánh giá rủi ro tiềm ẩn của nhóm loài VKL có khả năng sinh độc tố CYN thông qua đánh giá sự biến động thể tích sinh học và hàm lượng độc tố CYN trong môi trường tự nhiên cũng như khả năng sinh độc tố CYN của các chủng VKL phân lập được trong hồ Ea Nhái và hồ Buôn Phong ở Đắk Lắk. | ĐẠI HỌC HUẾ VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NGÔ THỊ DIỄM MY XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHẢ NĂNG SINH ĐỘC TỐ CYLINDROSPERMOPSIN CỦA VI KHUẨN LAM TRONG MỘT SỐ THỦY VỰC Ở ĐẮK LẮK TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành Sinh học Mã số 9420101 Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU LIÊN 2. PGS.TS. TÔN THẤT PHÁP HUẾ 2022 Công trình được hoàn thành tại Viện Công nghệ Sinh học Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Liên PGS. TS. Tôn Thất Pháp Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại cơ quan Đai học Huế vào hồi .giờ ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện 1. Thư viện quốc gia Việt Nam. 2. Trung tâm học liệu Đại học Huế. 3. Thư viện Viện Công nghệ Sinh học Đại học Huế. MỞ ĐẦU Đắk Lắk được mệnh danh là Xứ sở của hồ với phần lớn trong số chúng là hồ chứa. Bên cạnh vai trò tự nhiên của hồ như điều hòa khí hậu điều tiết dòng chảy hồ còn là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho các hoạt động sống như cung cấp nước uống nước sinh hoạt chăn nuôi trồng trọt nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch Sở NN amp PTNN Đắk Lắk 2018 . Gần đây do biến đổi khí hậu Đắk Lắk đã xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn trong một thời gian ngắn khô hạn kéo dài khắc nghiệt đã làm giảm lượng nước và tăng thời gian tồn lưu nước trong hệ thống hồ chứa. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng bên trong hệ thống hồ. Bên cạnh đó việc thay đổi diện tích và mục đích sử dụng đất canh tác nông nghiệp không hợp lí xung quanh vùng lưu vực đã đưa vào hồ một lượng lớn dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với lượng nước thải sinh hoạt đây được xem là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước gây ra hiện tượng phú dưỡng trong các thủy vực dạng hồ ở Đắk Lắk. Hiện tượng này dẫn đến tăng độ đục tăng hàm lượng dinh dưỡng và tăng sinh khối thực vật phù du đặc biệt là nhóm loài vi khuẩn lam VKL độc hại. Cylindrospermopsin CYN là một trong những loại độc tố VKL được nghiên .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN