Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình Thực hành Di truyền học thực vật tiếp tục trình bày các nội dung của phần B và C. Phần B Quy luật di truyền của tính trạng: phân tích di truyền tính trạng chất lượng, di truyền liên kết, trao đổi chéo. Phần C Gây đột biến nhân tạo và di truyền quần thể: phương pháp gây tạo và phát hiện đột biến ở thực vật, di truyền quần thể. | PHẦN B - QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA TÍNH TRẠNG Bài 5. PHÂN TÍCH DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG CHẤT LƢỢNG Mục đích nắm được đặc điểm của phương pháp phân tích di truyền để nghiên cứu bản chất di truyền ở mức cơ thể. Phân tích di truyền tính trạng chất lượng nhằm đánh giá tính trạng do một gen kiểm soát và hai gen kiểm soát. Áp dụng phép kiểm định Khi bình phương χ2 để đánh giá kết quả. 5.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH DI TRUYỀN 5.1.1. Nguyên tắc của phƣơng pháp phân tích di truyền Nhƣ đã biết phân tích lai là phƣơng pháp cơ bản và đặc thù của di truyền học. Phƣơng pháp này bao gồm việc tiến hành lai và nghiên cứu sự di truyền các tính trạng và tính chất riêng rẽ ở cơ thể lai qua các thế hệ. Con cái thu đƣợc từ phép lai các dạng bố mẹ khác nhau về các tính trạng và tính chất di truyền gọi là con lai còn quá trình thu nhận các con lai gọi là sự lai. Gregor Mendel là ngƣời đầu tiên đã tiến hành các thí nghiệm về lai hữu tính trên thực vật vào những năm 1856 1865 cụ thể là ở đậu Hà Lan. Ông theo dõi tỷ mỉ sự biểu hiện các tính trạng của các dạng bố mẹ đem lai ở các thế hệ lai kế tiếp nhau và đã rút ra những quy luật cơ bản đặt nền móng cho sự ra đời của di truyền học sau này. Sở dĩ Mendel thu đƣợc kết quả nhƣ vậy vì ông đã không đi theo phƣơng pháp nghiên cứu của các tác giả đƣơng thời mà tiến hành với các phƣơng pháp nghiên cứu riêng độc đáo của mình và sau đó đã trở thành cơ sở của phƣơng pháp phân tích di truyền 1. Để lai cần chọn các bố mẹ khởi đầu là những cây thuần chủng đƣợc chọn lọc qua nhiều đời tự thụ phấn các tính trạng nghiên cứu đã đƣợc ổn định phân biệt theo một số tính trạng tƣơng phản rõ nét. Khi tiến hành lai và theo dõi qua các thế hệ ông chỉ chú ý đến cặp tính trạng tƣơng phản quan tâm bỏ qua các tính trạng khác. 2. Trong mỗi thế hệ lai cần nghiên cứu mỗi cặp tính trạng tƣơng phản một cách riêng rẽ không tính đến những sai khác giữa các cây lai. 3. Sử dụng toán thống kê để tính toán một cách chặt chẽ số lƣợng các con lai theo từng tính trạng tƣơng phản ở