Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đi tìm khẩu hiệu cho nhà trường Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đã đến lúc cần tìm cho nhà trường Việt Nam một khẩu hiệu thích hợp, khẩu hiệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. 2- Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam. 3- Tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của các nước. 4- Đủ sâu sắc để thể hiện chiến lược lâu dài và đủ cụ thể để đáp ứng đòi hỏi trước mắt của giáo dục Việt Nam. 5- Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong bài viết này, nhóm tác giả đi tìm khẩu hiệu đó trong những chỉ dẫn của Chủ tịch cho nền giáo dục Việt Nam. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 119-122 ĐI TÌM KHẨU HIỆU CHO NHÀ TRƯỜNG VIỆT NAM GS. Nguyễn Hải Hà Khoa ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Hiện nay mỗi trường của ta đều cho đắp kẻ khắc ở cổng trường tòa nhà chính trong lớp học nhiều khẩu hiệu khác nhau. Các khẩu hiệu này thường nói về tầm quan trọng của giáo dục phương hướng thi đua của nhà trường. Nhiều trường vẫn còn dùng khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn. Đây là khẩu hiệu có mặt ở nhà trường của ta từ khá lâu. Không rõ câu này ở đâu ra và nó được du nhập vào Việt Nam từ khi nào. Đây là một phương châm giáo dục khá sâu sắc có lẽ đã tồn tại qua nhiều thời đại. Thế nhưng nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh chắc cũng chưa thống nhất cách hiểu và khó mà giải thích thấu đáo thế nào là lễ là văn. Học sinh lại càng hiểu lơ mơ. Như thế có thể nói khẩu hiệu này đã lỗi thời không còn thích hợp với nhà trường ta hiện nay. Đã đến lúc cần tìm cho nhà trường Việt Nam một khẩu hiệu thích hợp khẩu hiệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau 1- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. 2- Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam. 3- Tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của các nước. 4- Đủ sâu sắc để thể hiện chiến lược lâu dài và đủ cụ thể để đáp ứng đòi hỏi trước mắt của giáo dục Việt Nam. 5- Ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ. Chúng tôi đi tìm khẩu hiệu đó trong những chỉ dẫn của Chủ tịch cho nền giáo dục Việt Nam. Từ lúc bắt đầu hoạt động cách mạng Bác Hồ đã rất coi trọng giáo dục. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Bác đã đặt nhiệm vụ chống giặc dốt bên cạnh nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm và chống đói nghèo. Bác phát động phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ. Bác khẳng định Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu 1 . Suốt đời Bác chăm sóc nền giáo dục Việt Nam. Bác coi trọng cả nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là ánh sáng soi đường cho cách mạng và văn hóa