Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khả năng hấp phụ cloxacillin và dicloxacillin lên bề mặt kim loại sắt (Fe) bằng phương pháp hóa lượng tử và mô phỏng động học phân tử

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài viết sử dụng phương pháp hóa lượng tử và mô phỏng động học phân tử để nghiên cứu khả năng hấp phụ cloxacillin (CLOX) và dicloxacillin (DICLOX) lên bề mặt kim loại sắt. Các thông số lượng tử như EHOMO và ELUMO được tính toán và thảo luận để đánh giá khả năng ức chế ăn mòn của chúng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 19 Số 2 2021 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CLOXACILLIN VÀ DICLOXACILLIN LÊN BỀ MẶT KIM LOẠI SẮT Fe BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LƯỢNG TỬ VÀ MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ Đinh Tuấn1 4 Trần Xuân Mậu1 Nguyễn Minh Thông2 Phạm Cẩm Nam3 1 Khoa Hóa học Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2 Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tp. Kon Tum 3 Khoa Hóa Trường Đại học Bách Khoa Đại học Đà Nẵng 4 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 4 tp. Buôn Ma Thuột ĐăkLăk Email dinhtuan.chem@gmail.com Ngày nhận bài 01 6 2021 ngày hoàn thành phản biện 02 6 2021 ngày duyệt đăng 02 11 2021 TÓM TẮT Trong bài báo này chúng tôi sử dụng phương pháp hóa lượng tử và mô phỏng động học phân tử để nghiên cứu khả năng hấp phụ cloxacillin CLOX và dicloxacillin DICLOX lên bề mặt kim loại sắt. Các thông số lượng tử như EHOMO và ELUMO được tính toán và thảo luận để đánh giá khả năng ức chế ăn mòn của chúng. Mô phỏng Monte Carlo được ứng dụng để tìm cấu hình hấp phụ bền nhất của các hợp chất ức chế ăn mòn trên bề mặt Fe 110 . Năng lượng hấp phụ từ kết quả tính Monte Carlo của các hợp chất CLOX và DICLOX lên bề mặt của sắt trong cả pha khí và môi trường axit cũng được tính toán. Kết quả cho thấy dạng proton hóa của hai chất nghiên cứu có sự hấp phụ lên bề mặt Fe 110 tốt hơn so với dạng trung hòa. Từ khóa cloxacillin dicloxacillin sắt ức chế ăn mòn hóa tính toán. 1. MỞ ĐẦU Thép nhẹ là một loại vật liệu quan trọng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp do tính chất cơ học tuyệt vời của nó. Tuy nhiên thép rất dễ bị ăn mòn trong các điều kiện và môi trường công nghiệp khác nhau đặc biệt là môi trường axit. Nghiên cứu về ăn mòn và bảo vệ ăn mòn kim loại là một vấn đề quan trọng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm 1 2 . Bảo vệ chống ăn mòn kim loại có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp trong đó có tính đến việc sử dụng đến các chất ức chế ăn mòn. Chất ức chế ăn mòn là một chất hóa học mà khi thêm vào môi trường với một lượng nhỏ sẽ làm giảm .