Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Tính toán kết cấu hàn (Nghề: Hàn - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
(NB) Giáo trình Tính toán kết cấu hàn với mục tiêu giúp các bạn có thể tính toán đúng vật liệu hàn, vật liệu chế tạo kết cấu hàn khi gia công các kết cấu hàn; Tính toán nghiệm bền cho các mối hàn đơn giản như: Mối hàn giáp mối, mối hàn góc, mối hàn hỗn hợp phù hợp với tải trọng của kết cấu hàn; Vận dụng linh hoạt kiến thức tình toán kết cấu hàn vào thực tế sản xuất. | 66 BÀI 3 TÍNH ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG KHI HÀN Giới thiệu Việc tính được ứng suất và biến dạng khi hàn sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được các sai hỏng do biến dạng khi hàn có được các phương án hạn chế các biến dạng qua đó không mất nhiều thời gian khắc phục các sai hỏng sau khi đã thực hiện xong quá trình hàn. Mục tiêu Học xong bài này học sinh có khả năng - Nhận biết các loại thép định hình U I V. thép tấm và các loại vật liệu khác như nhôm hợp kim nhôm đồng hợp kim đồng thép hợp kim thường dùng để chế tạo kết cấu hàn. - Giải thích đúng công dụng của từng loại vật liệu khi chế tạo kết cấu hàn. - Tính toán vật liệu gia công kết cấu hàn chính xác đạt hiệu suất sử dụng vật liệu cao. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định quy phạm trong tính toán ứng suất và biến dạng. - Rèn luyện tính kỷ luật cẩn thận tỉ mỷ chính xác trong công việc. Nội dung 1. Tính ứng suất và biến dạng khi hàn đắp 1.1 Khái niệm Lấy một dải băng có tiết diện góc vuông và hàn đắp một đường hàn lên cạnh nó hình 29.3.1a sau khi hàn đắp và để nguội dải băng nhận được biến dạng dư nó bị cong và cong lõm về phía nơi diễn ra hàn đắp ở các mặt cắt ngang của phần hàn đắp dải băng xuất hiện ứng suất dư được chỉ ra ở hình 29.3.1b . đường hàn và các phần dãi băng gần với nó chịu nung nóng cao sẽ có ứng suất dư kéo bằng giới hạn chảy. Phần giữa dãi băng bị nén và gần cạnh sẽ có ứng suất dư kéo. 67 Hình 29.3.1 Để hiểu đựơc tại sao chúng ta quan sát sơ đồ được đơn giản hoá sau đây. Chúng ta cho rằng là đường hàn và vùng dải băng gần nó được đốt nóng đồng thời theo toàn bộ chiều dài phần còn lại của dãi băng khi đó vẫn còn nguội. Khi đó đường hàn đắp và vùng bị nung nóng của dãi băng có thể coi như một thanh dầm. Khi nung nóng thanh dầm này có xu hướng nở ra và ép về phần nguội của dãi băng gây nên trong nó kéo cùng với uốn. Tự thanh dầm bị nén vì phần còn lại của dãi băng cản trở sự giản nở nhiệt của chúng. Kết quả là bên phía nung nóng bị cong lồi và cạnh dưới cong lõm xuống. .