Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tư tưởng Nho - Lão, trong bài thơ cầm, kỳ, thi, tửu của Nguyễn Công Trứ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Con người Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn, vừa hành đạo lại vừa nhàn tản. Cho nên thơ ông vừa thẫm đẫm tư tưởng Nho giáo vừa thẫm đẫm tư tưởng Lão giáo. Bài viết này tập trung làm rõ biểu hiện của hai tư tưởng đó thông qua bài thơ Cầm kỳ thi tửu (bài 2) của ông. Từ đó lý giải được cá tính “ngông”, hiểu được cái tài, tâm của nhà thơ Nguyễn Công Trứ; hiểu được ý thức hệ tư tưởng của tôn giáo thẫm đẫm trong rất nhiều tác phẩm văn học. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 18 Số 3 2021 TƯ TƯỞNG NHO - LÃO TRONG BÀI THƠ CẦM KỲ THI TỬU CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ Hồ Thị Ngọc Chiến Trường THPT Trần Hưng Đạo Mang Yang Gia Lai Email hochien99@gmail.com Ngày nhận bài 6 3 2021 ngày hoàn thành phản biện 16 3 2021 ngày duyệt đăng 15 4 2021 TÓM TẮT Con người Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn vừa hành đạo lại vừa nhàn tản. Cho nên thơ ông vừa thẫm đẫm tư tưởng Nho giáo vừa thẫm đẫm tư tưởng Lão giáo. Bài viết này tập trung làm rõ biểu hiện của hai tư tưởng đó thông qua bài thơ Cầm kỳ thi tửu bài 2 của ông. Từ đó lý giải được cá tính ngông hiểu được cái tài tâm của nhà thơ Nguyễn Công Trứ hiểu được ý thức hệ tư tưởng của tôn giáo thẫm đẫm trong rất nhiều tác phẩm văn học. Từ khóa Bài thơ Cầm kỳ thi tửu Tư tưởng Nho - Lão Nguyễn Công Trứ. Văn hóa văn học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng luôn chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Ý thức hệ tư tưởng của tôn giáo thẫm đẫm trong rất nhiều tác phẩm văn học. Đặc biệt là các tác phẩm văn học trung đại. Đây chính là hệ quả tất yếu của quá trình giao lưu chân chính. Mặc dù thời trung đại biên độ giao lưu chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp là Trung Hoa và Ấn Độ. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam khẳng định Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển và tôn giáo. Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng đề tài chủ đề và gợi các thể loại cho văn học trung đại 4 tr.66 . Từ văn học chữ Hán cho đến văn học chữ Nôm từ văn xuôi cho đến thơ trữ tình từ tác phẩm của các thiền sư cho đến tác phẩm của vua quan và các nhà nho người đọc dễ dàng nhận thấy những tư tưởng ấy trong tác phẩm. Tiêu biểu là Cầm kỳ thi tửu bài 2 1 tr. 97 của Nguyễn Công Trứ. Đây là bài thơ trong chùm ba bài cùng viết về Cầm kỳ thi tửu được viết theo thể hát nói gồm 17 câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Tác phẩm là quan điểm của Nguyễn Công Trứ về cái tài cái tình cái thú tiêu dao hưởng lạc thể hiện đậm nét tư