Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu phát triển vận tải hàng hóa đa biên ở Việt Nam trên tinh thần của Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS-CBTA)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài báo tập trung vào nghiên cứu, rà soát những quy định của GMSCBTA về vận tải hàng hóa qua lại biên giới các nước thành viên, những cơ hội và thách thức đối với thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam khi triển khai hiệp định. | Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐA BIÊN Ở VIỆT NAM TRÊN TINH THẦN CỦA HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG GMS-CBTA . NGUYỄN THỊ HỒNG MAI Bộ môn Vận tải Đường bộ amp Thành phố Trường Đại học Giao thông Vận tải Hmaivtdb@utc.edu.vn Tóm tắt Nội dung bài báo tập trung vào nghiên cứu rà soát những quy định của GMS- CBTA về vận tải hàng hóa qua lại biên giới các nước thành viên những cơ hội và thách thức đối với thị trường vận tải hàng hóa của Việt Nam khi triển khai hiệp định. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp vận tải đa biên tận dụng tốt những lợi thế của Hiệp định thực hiện đúng đủ các quy định của GMS-CBTA mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác. Từ khóa GMS-CBTA Vận tải hàng hóa đa biên I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu nhiều quan hệ hợp tác kinh tế tự do thương mại hàng hóa giữa các quốc gia được thiết lập. Năm 1992 Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đã có sáng kiến thành lập một hiệp hội một chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công bao gồm Việt Nam Lào Campuchia Thái Lan Myanma và tỉnh Vân Nam tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Năm 1999 Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hoá qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng GMS- CBTA đã được thông qua. Với mục đích chính là tạo ra một hệ thống vận tải xuyên biên giới của tiểu vùng giúp việc vận chuyển người và hàng hoá qua lại các nước diễn ra một cách nhanh chóng dễ dàng và với chi phi hợp lý. Năm 2015 tất cả các nước thành viên tiểu vùng GMS đã hoàn tất phê chuẩn Hiệp định. Xuất phát từ nhu cầu phát triển mở rộng phạm vi hoạt động cũng như các cơ hội cạnh tranh của vận tải đường bộ ở Việt Nam cần thiết phải có những chiến lược chính sách và giải pháp thúc đẩy các hoạt động vận tải đường bộ quốc tế nói chung và vận tải đa biên nói riêng. Việc nghiên cứu các quy định