Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng của đất cấu tạo mái taluy do mưa lớn và dòng thấm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo nghiên cứu sự ổn định của mái taluy do mưa lớn kéo dài bằng mô hình số kết hợp SEEP/W với SLOPE/W. Các kết quả phân tích áp suất nước lỗ rỗng gây ra bởi dòng thấm không ổn định trong môi trường đất không bão hòa bằng mô hình SEEP/W được tích hợp vào mô hình SLOPE/W để phân tích sự ổn định của mái taluy theo thời gian. Hệ số ổn định mái taluy thay đổi theo thời gian mưa được phân tích và thảo luận. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG CỦA ĐẤT CẤU TẠO MÁI TALUY DO MƯA LỚN VÀ DÒNG THẤM Giảng viên hướng dẫn TS. Tống Anh Tuấn Sinh viên thực hiện Nguyễn Thế Hùng Ngô Việt Đức Lớp Xây dựng Cầu hầm 1 K58 Tóm tắt Bài báo nghiên cứu sự ổn định của mái taluy do mưa lớn kéo dài bằng mô hình số kết hợp SEEP W với SLOPE W. Các kết quả phân tích áp suất nước lỗ rỗng gây ra bởi dòng thấm không ổn định trong môi trường đất không bão hòa bằng mô hình SEEP W được tích hợp vào mô hình SLOPE W để phân tích sự ổn định của mái taluy theo thời gian. Hệ số ổn định mái taluy thay đổi theo thời gian mưa được phân tích và thảo luận. Từ khóa Áp lực nước lỗ rỗng dòng thấm đất không bão hòa sự ổn định mái taluy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mới đây mưa lũ sau cơn bão số 12 năm 2017 đã làm ngập lụt và sụt hạ tầng nền mặt đường giao thông tỉnh lộ và quốc lộ 1 gây hư hỏng nặng nề và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố đối với một số công trình thủy lợi khu vực các tỉnh Miền Trung và Nam Trung Bộ. Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai bão lũ năm 2017 ước tính cả nước thiệt hại gần 60.000 tỷ đồng. Các sự cố nêu trên có nguyên nhân từ tác động của nước mưa hình thành dòng thấm không ổn định gây ra biến dạng lún sụt lún đối với mái taluy đường nền đường. Mưa thấm vào trong cấu trúc vật liệu của mái taluy đường nền đường tạo nên dòng thấm không ổn định tăng áp lực nước lỗ rỗng và giảm khả năng chịu lực của nền đắp dẫn đến nguy cơ mất ổn định lún sụt lún đối với mái taluy đường nền đường. Lý thuyết cố kết thấm của Terzaghi chỉ áp dụng trong phân tích lún cố kết đối với vật liệu bão hòa. Trong thực tế mái taluy đường chịu mưa lớn hoặc nền đường bị ngập thường tồn tại các khu vực bão hòa và không bão hòa. Vì vậy việc áp dụng lý thuyết cơ học đất không bão hòa vào phân tích sự thay đổi áp lực nước lỗ rống của đất và sự ổn định cho kết cấu mái taluy đường nền đường khu vực không bão hòa là cần thiết. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 308