Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối tương quan số lượng của bọ xít bắt mồi Orius sauteri (Poppius) với vật mồi bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall trên cây chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trên khu vực trồng chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ đã xác định được loài bọ xít nâu nhỏ Orius sauteri (Poppius) là một thiên địch xuất hiện phổ biến ở tất cả các các điểm điều tra. Vật mồi chính của nó là bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI 10.15625 vap.2020.00036 MỐI TƯƠNG QUAN SỐ LƯỢNG CỦA BỌ XÍT BẮT MỒI Orius sauteri Poppius VỚI VẬT MỒI BỌ TRĨ Physothrips setiventris Bagnall TRÊN CÂY CHÈ TẠI HẠ HÒA PHÚ THỌ Hoàng Gia Minh1 Bùi Ngân Tâm2 Vũ Thị Thương2 Tóm tắt Trên khu vực trồng chè tại Hạ Hòa Phú Thọ chúng tôi đã xác định được loài bọ xít nâu nhỏ Orius sauteri Poppius là một thiên địch xuất hiện phổ biến ở tất cả các các điểm điều tra. Vật mồi chính của nó là bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall. Mối tương quan giữa bọ xít nâu nhỏ O. sauteri với bọ trĩ Ph. setiventris được hình thành có chu kì và trải qua 3 giai đoạn gồm giai đoạn hình thành tương quan tháng 1 - 4 giai đoạn tương quan chặt chẽ tháng 5 - 10 và giai đoạn phá vỡ tương quan tháng 10 - 12 . Thời gian của mỗi chu kì phụ thuộc vào sinh trưởng và phát triển của búp chè trong năm. Từ khóa Orius sauteri Poppius chu kì tương quan mối tương quan số lượng Hạ Hòa Phú Thọ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nghiên cứu về thành phần diễn biến mật độ sâu hại trên cây chè được rất nhiều nhà khoa học quan tâm tác giả Du Pasquer R. 1932 là người đầu tiên nghiên cứu sâu hại chè tại khu vực trồng chè Phú Hộ Phú Thọ. Tuy nhiên các nghiên cứu về thiên địch và mối quan hệ của chúng với sâu hại trên cây chè còn rất ít tản mạn. Vũ Quang Côn Trương Xuân Lam 2002 đã xác định được bọ xít nâu nhỏ O. sauteri xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng trồng chè miền Bắc Việt Nam. Phạm Văn Lầm 2013 công bố giai đoạn 2006- 2011 phát hiện 113 loài thiên địch trên chè tại Việt Nam có 55 loài đã được định danh thuộc 6 bộ côn trùng 35 loài và 1 bộ nhện 20 loài . Trong đó họ bọ xít bắt mồi đứng thứ 3 về số loài thu thập được 5 loài sau bộ cánh cứng 16 loài và bộ cánh màng 6 loài . Vũ Thị Thương và nnk. 2014 đã điều tra phát hiện 13 loài bọ xít bắt mồi trên cây chè tại Phú Thọ. Bài viết này cung cấp dẫn liệu về mối tương quan số lượng của loài bọ xít nâu nhỏ O. sauteri với vật mồi bọ trĩ trên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN