Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động đối với sinh viên ngành quản lý thể dục thể thao
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nêu lên việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy, người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo! | LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NHỮNG YÊU CẦU CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO PGS.TS. Đặng Hà Việt PGS.TS. Nguyễn Hoàng Minh Thuận 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên SV tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động. Các trường đại học phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để cung cấp các kỹ năng phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có thể giải quyết tốt các yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong những năm qua các trường đại học đã có những thay đổi chương trình đào tạo qua nghiên cứu cho thấy yêu cầu của người sử dụng lao động có ảnh hưởng mạnh đến việc thay đổi cấu trúc và nội dung chất lượng đào tạo. Việc thay đổi chất lượng đào tạo nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nói chung và yêu cầu của người sử dụng lao động nói riêng. Vì vậy người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chất lượng đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Những năm gần đây tình trạng sinh viên các trường đại học cao đẳng nói chung và SV ngành Quản lý Thể dục thể thao QLTDTT nói riêng sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp thì trong khoảng 200.000 sinh viên ra trường hàng năm chỉ có 30 đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng 45-62 sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trong đó chỉ có 30 là làm đúng ngành nghề đào tạo. Phần lớn SV sau khi ra trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc bởi không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để SV nói chung cũng như SV ngành QLTDTT ra trường thích ứng ngay với môi trường công việc và có thể vận dụng tốt nhất các kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo. Trên thực tế việc đưa ra những yêu cầu tuyển .