Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những biến đổi trong lễ bỏ mả của người Ê Đê (Trường hợp xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết chỉ ra những thay đổi cơ bản trong lễ bỏ mả của người Ê đê xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2019 119 TRƯƠNG QUANG ĐẠT NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG XUÂN NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LỄ BỎ MẢ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Trường hợp xã Ea Bá huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên Tóm tắt Lễ bỏ mả là nghi lễ rất quan trọng của người Ê đê. Nó phản ánh đời sống tâm linh tín ngưỡng thể hiện nếp tư duy văn hóa ứng xử với cộng đồng với người đã khuất là kho tàng kinh nghiệm tri thức dân gian được cộng đồng tích lũy qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên dưới tác động của quá trình đô thị hóa hội nhập quốc tế lễ bỏ mả của người Ê đê xã Ea Bá huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã biến đổi sâu sắc. Các giá trị văn hóa truyền thống giá trị nghệ thuật trong lễ bỏ mả đang dần bị mai một và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của việc giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc. Trong bài viết này chúng tôi chỉ ra những thay đổi cơ bản trong lễ bỏ mả của người Ê đê xã Ea Bá huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Từ khóa Ê đê bỏ mả Ea Bá cồng chiêng. Dẫn nhập Cũng như nhiều dân tộc ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cộng đồng Ê đê tại xã Ea Bá huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên không có tục thờ cúng tổ tiên như người Kinh. Họ chỉ gìn giữ nhà mồ cho đến lúc đủ điều kiện làm lễ bỏ mả. Trong nghi lễ vòng đời người lễ bỏ mả là nghi lễ cuối cùng của người sống làm cho người đã khuất nên lễ được làm rất long trọng. Trong nghi lễ này niềm vui và nỗi buồn thường đan xen lẫn nhau. Buồn vì đây là thời điểm chia tay người quá cố từ nay người quá cố sẽ sống ở thế giới khác. Vui vì bản thân gia đình và người thân đã làm tròn trách nhiệm với người quá cố. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài 04 12 2018 Ngày biên tập 15 01 2019 Ngày duyệt đăng 23 01 2019. 120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2019 Lễ bỏ mả được tổ chức từ 3 đến 5 ngày tùy vào gia chủ giàu hay nghèo. Lễ bỏ mả là nghi lễ rất quan trọng nó phản ánh đời sống tâm linh tín ngưỡng thể hiện nếp tư duy văn hóa ứng xử với cộng đồng với người đã khuất là kho tàng kinh nghiệm tri thức dân .