Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số ảnh hưởng của thiết chế làng xã và con người Việt Nam truyền thống đối với quản lý xã hội ở nước ta hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích mặt trái của văn hóa, con người Việt Nam truyền thống cũng như sự ảnh hưởng của thiết chế làng xã trong việc quản lý, tổ chức hành chính xã hội hiện nay. Những nhân tố này tạo nên sự bất cập trong công tác quản lý xã hội cũng như làm nảy sinh những tiêu cực ảnh hưởng chung đến sự phát triển của đất nước. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT CHẾ LÀNG XÃ VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NCS. Nguyễn Thế Anh1 ThS. Nguyễn Đình Thảo2 Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích mặt trái của văn hóa con người Việt Nam truyền thống cũng như sự ảnh hưởng của thiết chế làng xã trong việc quản lý tổ chức hành chính xã hội hiện nay. Những nhân tố này tạo nên sự bất cập trong công tác quản lý xã hội cũng như làm nảy sinh những tiêu cực ảnh hưởng chung đến sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần nhận thức và có cái nhìn thẳng thắn hơn đối với những nhân tố này để có những giải pháp mang tính thực thi trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay. Từ khóa Thiết chế làng xã quản lý xã hội nông thôn Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Thiết chế làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cộng đồng cư dân ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của đất nước. Không thể phủ nhận các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư duy làng xã một cách đơn giản hay dễ dàng trong quá trình hoạch định những dự án phát triển bởi tính phức tạp tính bảo thủ tính liên đới chằng chéo của tư tưởng làng xã trong mỗi người dân nông thôn. Vì vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu và đa diện hơn với loại hình thiết chế làng xã đối với quản lý xã hội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ảnh hưởng thiết chế làng xã đối với quản lý xã hội và sự phát triển của đất nước Truyền thống tự quản của các cộng đồng làng xã được nảy sinh từ các đặc điểm kinh tế - xã hội của làng. Truyền thống đó giúp cho từng cộng đồng cư dân chủ động trong tổ chức các công việc giải quyết các vấn đề nảy sinh của cộng đồng trên các mặt khai hoang sản xuất bảo vệ an ninh cứu tế tương trợ khi gặp thiên tai giặc giã giúp cho làng gắn bó với nước trong công cuộc gìn làng giữ nước mở mang bờ cõi làm cho làng xã trở thành cơ sở kinh tế - xã hội - văn hóa trọng yếu là địa bàn để bảo tồn văn hóa và sức sống của dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực truyền thống tự quản cũng hàm chứa những mặt trái của .