Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các thiền sư Trung Hoa với việc phát triển Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong công cuộc định cư và mở rộng bờ cõi, xây dựng một vương triều mới vững chắc trên vùng đất mới phương Nam, các chúa Nguyễn đã không ngần ngại lựa chọn Phật giáo làm chỗ dựa lâu dài cho kế sách thu phục nhân tâm, bình ổn vương quyền. Bài viết trình bày những đóng góp của các thiền sư Trung Hoa đối với sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1 NO.1 2011 CÁC THIỀN SƯ TRUNG HOA VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII - XVIII Lê Thị Thu Hiền TÓM TẮT Trong công cuộc định cư và mở rộng bờ cõi xây dựng một vương triều mới vững chắc trên vùng đất mới phương Nam các chúa Nguyễn đã không ngần ngại lựa chọn Phật giáo làm chỗ dựa lâu dài cho kế sách thu phục nhân tâm bình ổn vương quyền. Thực tế cho thấy các chúa Nguyễn đặc biệt là chúa Nguyễn Phúc Chu Nguyễn Phúc Khoát đã thực thi nhiều chính sách để phát triển Phật giáo như trùng tu và xây dựng chùa chiền thỉnh mời cao tăng và pháp khí từ Trung Hoa sang chấn chỉnh sự suy đốn của Phật giáo Tuy nhiên nói đến sự thịnh hành của Phật giáo Đàng Trong ở hai thế kỷ XVII - XVIII không thể không đề cập đến một nhân tố cũng rất quan trọng đó là công lao của các vị thiền sư Trung Hoa với sự nghiệp truyền giáo hoằng hóa không mệt mỏi tại vùng đất ác địa này . 1. Đặt vấn đề Nhờ sự vấn kế khôn ngoan của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân Nguyễn Hoàng đã tìm đến với vùng đất Thuận - Quảng nơi được mệnh danh là Ô châu ác địa . Chỉ một thời gian ngắn với những chính sách đối nội và đối ngoại khôn khéo Nguyễn Hoàng đã dần dần biến hai xứ Thuận - Quảng thành một vùng đất trù phú. Lãnh thổ Đàng Trong tiếp tục mở rộng về phương Nam bởi những người kế tục sự nghiệp chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Lúc này bên cạnh việc xây dựng bộ máy chính quyền quân đội đặt luật lệ phát triển kinh tế vấn đề đặt ra là phải sử dụng hệ tư tưởng nào để cai trị ở vùng đất mới Câu trả lời mà các chúa Nguyễn lựa chọn là Phật giáo. Dù quyết định của các chúa Nguyễn xuất phát từ nguyên nhân nào thì rốt cuộc có thể thấy việc chọn Phật giáo để an dân trong buổi đầu là sách lược khôn ngoan của chúa Nguyễn Phật giáo một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và mặt khác làm lắng đọng các mối lo âu của người di dân mà không đặt lại vấn đề về tính hợp pháp của những người cai trị 3 tr.194 . Tuy nhiên chính sách