Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoạt tính xúc tác của bentonit chống lớp trong phản ứng oxi hóa phenol bằng H2O2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bentonit chống lớp đã được tổng hợp thành công sử dụng các tác nhân vô cơ và hữu cơ. Mẫu vật liệu thu được có khoảng cách giữa các lớp bentonit và bề mặt riêng tăng lên đáng kể, có diện tích mao quản lớn và có tính chất ưa dầu, hứa hẹn khả năng ứng dụng trong vật liệu xúc tác, hấp phụ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2014 Vol. 59 No. 1A pp. 105-111 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn HOẠT TÍNH XÚC TÁC CỦA BENTONIT CHỐNG LỚP TRONG PHẢN ỨNG OXI HÓA PHENOL BẰNG H2 O2 Hoàng Văn Hùng và Lê Minh Cầm Khoa Hoá học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bentonit chống lớp đã được tổng hợp thành công sử dụng các tác nhân vô cơ và hữu cơ. Mẫu vật liệu thu được có khoảng cách giữa các lớp bentonit và bề mặt riêng tăng lên đáng kể có diện tích mao quản lớn và có tính chất ưa dầu hứa hẹn khả năng ứng dụng trong vật liệu xúc tác hấp phụ. Kết quả thực nghiệm cho thấy các mẫu vật liệu có hoạt tính xúc tác rất tốt và tương đối ổn định. Trong phản ứng oxi hóa phenol bằng H2 O2 với sự có mặt của các mẫu bentonit chống lớp độ chuyển hóa phenol đạt đến 60 chỉ sau 15 phút đầu tiên với dung dịch phenol ban đầu có nồng độ là 1000 mg L. Từ khóa Bentonit chống lớp hoạt tính xúc tác phản ứng oxi hóa phenol H2 O2 . 1. Mở đầu Trong suốt mấy chục năm vừa qua chúng ta được chứng kiến sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn của sự phát triển đó đối với cuộc sống của con người. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực mà nó mang lại cho xã hội còn có những mặt trái rất đáng lo ngại trong đó nổi bật là vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng nhất là môi trường nước. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đó là do lượng chất thải công nghiệp quá lớn được đưa vào môi trường khi chưa được xử lí hoặc xử lí chưa triệt để. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước do ngành công nghiệp thải ra không thể không kể đến nhóm các tác nhân hữu cơ đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững khó bị phân huỷ bởi vi khuẩn do chúng không thể tồn tại trong môi trường có chứa các chất này. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN