Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài học xử lý sự cố cát chảy hố móng sâu bằng cọc xi măng đất
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu kết quả phân tích xử lý sự cố cho một công trình hố móng sử dụng hình thức tường cọc khoan nhồi, nền đất yếu, mực nước ngầm cao, không có màng chống thấm. Giải pháp xử lý là khoan phụt tạo cọc xi măng đất tại phần tiếp giáp các cọc khoan nhồi để chống thấm và gia cố phần đất yếu phía trong hố móng để chống đẩy trồi. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BÀI HỌC XỬ LÝ SỰ CỐ CÁT CHẢY HỐ MÓNG SÂU BẰNG CỌC XI MĂNG ĐẤT Vũ Bá Thao Viện Thủy công Phạm Văn Minh Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi Tóm tắt Hình thức chống đỡ hố móng sâu được sử dụng khá phổ biến là tường cọc nhồi vì tiến độ thi công nhanh và chi phí thấp hơn tường ba rét. Tuy vậy trong thiết kế và thi công tường cọc khoan nhồi không đảm bảo kín khít giữa các cọc sẽ bị dòng thấm cuốn trôi đất ngoài vào trong hố móng gây lún sụt nứt công trình lân cận làm chuyển vị tường hố móng. Bài báo giới thiệu kết quả phân tích xử lý sự cố cho một công trình hố móng sử dụng hình thức tường cọc khoan nhồi nền đất yếu mực nước ngầm cao không có màng chống thấm. Giải pháp xử lý là khoan phụt tạo cọc xi măng đất tại phần tiếp giáp các cọc khoan nhồi để chống thấm và gia cố phần đất yếu phía trong hố móng để chống đẩy trồi. Trong bài toán phân tích chuyển vị và nội lực của tường móng có xét đến ảnh hưởng của áp lực đất bị động theo nguyên lý lò xo chịu nén không chịu kéo thông qua phần mềm FRWS7.2 và Midas NX. Kết quả tính toán thiết kế và thi công cho thấy giải pháp đề xuất xử lý triệt để thấm và đẩy trồi đảm bảo an toàn thi công hố móng và công trình lân cận. Kiến nghị các hố móng trong đô thị chống đỡ bằng tường cọc khoan nhồi phải đưa hạng mục chống thấm cho tường từ ngay giai đoạn thiết kế để đảm bảo an toàn cho bản thân hố móng và công trình lân cận. Từ khóa Hố móng sâu Cọc đất ximăng Tường cọc khoan nhồi Cát chảy Thấm hố móng. Summary Because of fast construction progress and lower cost than the diaphragm wall soldier pile walls are commonly used in deep excavation. However when designing and constructing soldier pile walls tightness between the piles is not assured the permeate flows the outside soil into the excavation causing subsidence cracking adjacent buildings shifting the wall. This paper presents the results of troubleshooting analysis for an excavation project using the form of soldier pile wall without waterproofing membrane under .