Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chiếc thuyền ngoài xa thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người. | Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đề bài: Bình giảng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Bài làm Chiếc thuyền ngoài xa thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người. Trước hết cần đặt truyện ngắn này trong cảm hứng sáng tác chung của Nguyễn Minh Châu giai đoạn đầu những năm 80 ở thế kỷ trước, đó là cảm hứng luận đề. Cảm hứng luận đề thể hiện ở một loạt truyện Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hương và Phai, Bến quê, Khách ở quê ra, Mẹ con chị Hằng, Sống mãi với cây xanh, Mảnh đất tình yêu, Một lần đối chứng, Chiếc thuyền ngoài xa. có tính luận đề ở chỗ nhà văn đã cho "đối chứng" với các quan niệm lạc hậu, lỗi thời, cổ hủ, xưa cũ. về con người, về cuộc đời và cả về nghệ thuật. Ngay chính Nguyễn Minh Châu, lúc sinh thời cũng có lần tâm sự rằng chính mình cũng chưa thích "một vài truyện tính chất luận đề về đạo đức để lộ ra quá rõ"(1). Chiếc thuyền ngoài xa cũng thể hiện điều này ở một vài câu văn, ví dụ: "Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong phần của tâm hồn". Nó chỉ là một vài vết gợn để lộ ra mục đích thuyết giáo của tác giả, không ảnh hưởng tới chủ đề chính của tác phẩm là luận đề về quan niệm giữa chân lý nghệ thuật và cuộc sống. Chính cảm hứng luận đề .