Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016: Hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài phân tích hạn chế của các nghiên cứu trong nước và nhu cầu phát triển hiệu quả mô hình PPP trên các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. | Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016: Hoàn thiện thể chế về đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2016 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VỀ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Hoàng Quy Thành viên: TS. Vũ Thị Thu Hằng Ths. Nguyễn Thị Tình Ths. Phan Minh Nguyệt Ths. Nguyễn Thị Ngọc Mai Ths. Vũ Thị Bích Ngọc Thư ký: Ths. Nguyễn Hồng Trang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI Hiện nay, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với việc ngày càng gia tăng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như ứng phó với các thách thức trong nhu cầu đô thị hóa. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đủ nguồn lực để giải quyết nhiệm vụ này, đặc biệt là các nhóm nước đang phát triển. Ngân sách nhà nước không đủ để đáp ứng được các yêu câu phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy các quốc gia này xem hình thức đối tác công tư (PPP) là một giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết với sự thách thức trên đây của sự phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, các tổ chức tài chính quốc tế ADB, WB và IMF cũng đã khuyến nghị về vai trò quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển bền vững và công cuộc chống đói nghèo. Mặc dù ngân sách nhà nước đã phân bổ trung bình khoảng 9%-10% GDP cho đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm, tuy nhiên, việc cân đối vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng ngày càng khó khăn và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển đề ra. Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) chỉ ra rằng Việt Nam cần tăng đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng lên khoảng 11-12% thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng hiện tại. Vì vậy, thông qua bài học kinh nghiệm về đầu tư hạ tầng của các quốc gia trong khu vực và thế giới, mô hình hợp tác Công- tư (PPP) đã và đang được quan tâm cả về lý luận, thực tiễn và được triển khai mạnh mẽ. Bên .