Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thung lũng An Khê: Một “không gian thiêng” của vương quốc Chiêm Thành vào thế kỷ XV
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thung lũng An Khê (bao gồm thị xã An Khê, huyện Đak Pơ và huyện Kông Chro) thuộc tỉnh Gia Lai nằm ở vị trí trung chuyển từ đồng bằng lên cao nguyên nên giữ một vai trò trọng yếu trong việc vận chuyển hàng hóa trên con đường giao thương giữa vùng duyên hải của miền Trung Việt Nam lên vùng Nam Lào cũng như Đông-Bắc Campuchia. | Thung lũng An Khê: Một “không gian thiêng” của vương quốc Chiêm Thành vào thế kỷ XV 74 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 THUNG LŨNG AN KHÊ: MỘT “KHÔNG GIAN THIÊNG” CỦA VƯƠNG QUỐC CHIÊM THÀNH VÀO THẾ KỶ XV Trần Kỳ Phương* Thung lũng An Khê (bao gồm thị xã An Khê, huyện Đak Pơ và huyện Kông Chro) thuộc tỉnh Gia Lai nằm ở vị trí trung chuyển từ đồng bằng lên cao nguyên nên giữ một vai trò trọng yếu trong việc vận chuyển hàng hóa trên con đường giao thương giữa vùng duyên hải của miền Trung Việt Nam lên vùng Nam Lào cũng như Đông-Bắc Campuchia. Dựa trên quan điểm khảo cổ học cảnh quan (landscape archaeology) chúng ta có thể nhận định rằng các di tích và di vật thuộc văn hóa Chàm(**) phát hiện được tại thung lũng An Khê đã minh chứng vị thế quan trọng của thung lũng này trong một cảnh quan bao quát khắp vùng Đông Nam Á lục địa vì nó đã giữ vai trò năng động của một trung tâm trung chuyển hàng hóa nhập cảng và xuất cảng liên vùng. Hầu hết những di vật Chàm phát hiện tại An Khê đều thuộc về thế kỷ XV, cùng niên đại với tấm bia Tư Lương, bao gồm hai cái chân đèn bằng đồng dùng trong tế lễ; rắn naga nhiều đầu bằng sa thạch dùng để trang trí đền-tháp, hiện trưng bày tại Bảo tàng An Khê. Ngoài ra một số di vật khác như máng nước (somasutra), giếng nước vuông và nhiều vật liệu kiến trúc bằng đá ong, ngói lá , được phát hiện tại di tích “nhà ông Nhạc” thuộc huyện Kông Chro (Nguyễn Khắc Sử, Toàn, Luân 2017: 151-56; Nguyễn Thị Kim Vân 2017: 349-58). Về cảnh quan văn hóa của thung lũng An Khê, chúng ta có thể lưu ý đến ngọn núi Mò O (Mò O = Maha = Mahaparvata là Đại Sơn thần hay thần Siva), thuộc thị xã An Khê, như một ngọn núi thiêng tượng trưng cho thần Siva kết hợp với Sông Ba là dòng sông thiêng tượng trưng cho nữ thần Nadi/Ganga, vợ thần Siva, theo quan niệm của đạo Bà-la- môn. Núi thiêng (Núi Mò O) và sông thiêng (Sông Ba) đã tạo nên một không gian thiêng nơi tạo dựng đền-tháp để tôn thờ thần Siva - Đấng Bảo .