Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hóa học: Mô phỏng ứng xử cơ học của ống nano phốt pho đen bằng phương pháp phần tử hữu hạn nguyên tử
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của luận án nhằm thông qua các thí nghiệm mô phỏng kéo và nén ống nano phốt pho đen để tìm ra các đặc trưng cơ học như mô đun đàn hồi, ứng suất phá hủy, biến dạng phá hủy, hệ số Poisson và đường cong ứng suất biến dạng. Ảnh hưởng của đường kính và chiều dài đến. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hóa học: Mô phỏng ứng xử cơ học của ống nano phốt pho đen bằng phương pháp phần tử hữu hạn nguyên tử 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Hiện nay, công nghệ nano có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau như y học, điện tử, quang điện tử, cảm biến, pin Li-ion, vật liệu composite, may mặc và nông nghiệp Để sử dụng các vật liệu nano mới được tìm ra vào các ứng dụng thực tế cần có những hiểu biết sâu sắc và tường tận về cơ tính. Các đặc trưng cơ học của các vật liệu nano như các bon nano graphene, BN, SiC, Si, AlN. đã nghiên cứu rõ ràng. Năm 2014, vật liệu nano phốt pho đen được tổng hợp. Phốt pho đen là một chất bán dẫn có độ rộng vùng cấm lớn và có nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực nano điện tử, quang điện tử, cảm biến và làm vật liệu anốt của pin Li-ion. Do đó, ứng xử cơ học của vật liệu nano phốt pho đen là vấn đề thời sự hiện nay. Cơ tính của tấm phốt pho đã được nghiên cứu khá rõ. Tuy nhiên, cơ tính của ống phốt pho chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn hướng nghiên cứu là tính toán mô phỏng để xác định các đặc trưng cơ học của ống nano phốt pho đen cho luận án của mình . Tên đề tài là: “Mô phỏng ứng xử cơ học của ống nano phốt pho đen bằng phương pháp phần tử hữu hạn nguyên tử ”. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thông qua các thí nghiệm mô phỏng kéo và nén ống nano phốt pho đen để tìm ra các đặc trưng cơ học như mô đun đàn hồi, ứng suất phá hủy, biến dạng phá hủy, hệ số Poisson và đường cong ứng suất- biến dạng. Ảnh hưởng của đường kính và chiều dài đến cơ tính của ống nano phốt pho đen cũng được nghiên cứu và bàn luận. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phần tử hữu hạn nguyên tử (AFEM). Nghiên cứu sinh ứng dụng phương pháp này và mở rộng để tính toán, mô phỏng cho ống nano phốt pho đen với hàm thế Stillinger-Weber. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Do vật liệu nano phốt pho đen mới được tìm ra nên việc nghiên cứu thực nghiệm là khó .