Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của luận án nhằm xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LA VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÕN ĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÖ Y MÃ SỐ: 62 64 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ 2. TS. NGUYỄN VĂN QUANG Phản biện 1: TS. LÊ THỊ NGỌC MỸ Hội Thú y Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH Viện Thú y Phản biện 3: TS. PHẠM NGỌC DOANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thƣ viện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum, Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp (Miyazaki, 1955; Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều công trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường hóa và đề