Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính toán hệ số quan sát giữa một bề mặt vi phân và một bề mặt hữu hạn có các lỗ trống dạng hình tròn sử dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, các tác giả xét bề mặt hữu hạn có dạng hình chữ nhật. Các tính toán được thực hiện cho trường hợp bề mặt vi phân song song với mặt phẳng chứa bề mặt hữu hạn đang xét. Sự phụ thuộc của hệ số quan sát vào khoảng cách, vị trí bề mặt vi phân, bán kính và sự phân bố của các lỗ trống được khảo sát chi tiết. | Tính toán hệ số quan sát giữa một bề mặt vi phân và một bề mặt hữu hạn có các lỗ trống dạng hình tròn sử dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo Nghiên cứu khoa học công nghệ TÍNH TOÁN HỆ SỐ QUAN SÁT GIỮA MỘT BỀ MẶT VI PHÂN VÀ MỘT BỀ MẶT HỮU HẠN CÓ CÁC LỖ TRỐNG DẠNG HÌNH TRÒN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE-CARLO Phạm Ngọc Chung1*, Nguyễn Như Hiếu2 Tóm tắt: Hệ số quan sát là một tham số quan trọng được sử dụng trong tính toán trao đổi bức xạ giữa các bề mặt trong các bài toán truyền nhiệt của khoa học kỹ thuật. Trong bài báo này, các tác giả nghiên cứu bài toán xác định hệ số quan sát giữa một bề mặt vi phân và một bề mặt hữu hạn có chứa các lỗ trống dạng hình tròn sử dụng kỹ thuật mô phỏng Monte-Carlo. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, các tác giả xét bề mặt hữu hạn có dạng hình chữ nhật. Các tính toán được thực hiện cho trường hợp bề mặt vi phân song song với mặt phẳng chứa bề mặt hữu hạn đang xét. Sự phụ thuộc của hệ số quan sát vào khoảng cách, vị trí bề mặt vi phân, bán kính và sự phân bố của các lỗ trống được khảo sát chi tiết. Kết quả thu được chỉ ra rằng nghiệm mô phỏng bằng phương pháp Monte-Carlo là khá gần với nghiệm giải tích. Sự hội tụ của nghiệm thu được từ mô phỏng Monte-Carlo được đánh giá thông qua số tia phát ra từ bề mặt vi phân và số tia đến được bề mặt hữu hạn đang xét. Giá trị tỷ số giữa số tia đến được bề mặt hữu hạn và số tia phát ra cho ta hệ số quan sát cần tìm. Tính toán thực tế chỉ ra rằng khi số tia phát ra đủ lớn thì hệ số quan sát trong mô phỏng Monte-Carlo sẽ tiệm cận giá trị chính xác và tuân theo luật số lớn. Từ khóa: Mô phỏng Monte-Carlo; Hệ số quan sát; Bề mặt hữu hạn; Bề mặt vi phân; Lỗ trống hình tròn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất phát từ bài toán bức xạ nhiệt giữa hai bề mặt vật thể khác nhau, người ta đưa ra khái niệm hệ số quan sát dựa trên một số giả thiết về năng lượng bức xạ giữa các bề mặt [1,2]. Từ những giả thiết về mặt vật lý, người ta thu được biểu thức toán học