Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thuật toán định vị Hybrid TDOA-AOA trong mô hình hệ thống ra đa thụ động với trạm thu cơ động
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động, định vị mục tiêu là các nguồn bức xạ theo nguyên lý hybrid TDOA-AOA cho phép sử dụng tối đa thông tin trinh sát về mục tiêu để nâng cao độ chính xác định vị. Trên cơ sở mô hình hệ thống, xây dựng thuật toán định vị hybid TDOA-AOA ước lượng tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu, đưa ra đánh giá độ chính xác định vị của thuật toán khi có tính đến sai số đo. | Thuật toán định vị Hybrid TDOA-AOA trong mô hình hệ thống ra đa thụ động với trạm thu cơ động Nghiên cứu khoa học công nghệ THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ HYBRID TDOA-AOA TRONG MÔ HÌNH HỆ THỐNG RA ĐA THỤ ĐỘNG VỚI TRẠM THU CƠ ĐỘNG Lương Văn Trình*, Trần Văn Hùng, Trần Công Tráng Tóm tắt: Mô hình hệ thống ra đa thụ động hai vị trí với trạm thu cơ động, định vị mục tiêu là các nguồn bức xạ theo nguyên lý hybrid TDOA-AOA cho phép sử dụng tối đa thông tin trinh sát về mục tiêu để nâng cao độ chính xác định vị. Trên cơ sở mô hình hệ thống, xây dựng thuật toán định vị hybid TDOA-AOA ước lượng tọa độ và các tham số chuyển động của mục tiêu, đưa ra đánh giá độ chính xác định vị của thuật toán khi có tính đến sai số đo. Từ khóa: Ra đa thụ động, Nguồn bức xạ, Thuật toán định vị hybrid TDOA-AOA, Ước lượng tọa độ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để định vị mục tiêu là các nguồn bức xạ vô tuyến, trong ra đa thụ động sử dụng các phương pháp dựa trên đo lường hiệu khoảng cách TDOA, hiệu lệch tần đốp le FDOA, thời gian lan truyền của tín hiệu TOA, góc hướng đến mục tiêu AOA [1,2]. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, được lựa chọn phụ thuộc vào mục đích và khu vực tác chiến. Phương pháp AOA có ưu điểm như chỉ cần hai trạm thu phân bố, thuật toán định vị đơn giản, tuy nhiên, thuật toán định vị AOA có độ chính xác định vị thấp. Phương pháp TOA có độ chính xác định vị cao, nhược điểm là cần có trạm phát tín hiệu thăm dò, yêu cầu đồng bộ thời gian giữa trạm phát và trạm thu. Phương pháp TDOA có độ chính xác định vị cao, nhược điểm là để xác định vị trí của mục tiêu trong không gian cần tối thiểu bốn trạm thu phân bố, yêu cầu đồng bộ giữa các trạm thu với trung tâm xử lý, phức tạp trong triển khai kỹ thuật. Kết hợp hai hay nhiều phương pháp định vị cho phép phát huy được các ưu điểm của mỗi phương pháp và nâng cao độ chính xác định vị. Vì thế, phương pháp định vị hybrid TDOA-AOA phát huy được ưu điểm của cả hai phương pháp như giảm số các trạm thu phân bố, nâng