Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh và hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản ở vị thành niên lứa tuổi trung học phổ thông. Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình nghiên cứu can thiệp có đối chứng. | Sử dụng hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.10-19 SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SƠN LA Hà Mạnh Linh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh và hiệu quả của hoạt động ngoại khóa trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản ở vị thành niên lứa tuổi trung học phổ thông. Nghiên cứu được thiết kế theo mô hình nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Đối tượng là 595 học sinh đang học tập tại trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm đối chứng, nhận thức về các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản của học sinh là tương đối thấp. Ở nhóm học sinh được tham gia hoạt động ngoại khóa, mức độ hiểu biết về hầu hết các khía cạnh liên quan đến sức khỏe sinh sản cao hơn ở nhóm đối chứng với sự sai khác có ý nghĩa thống kê (phọc, Địa lý, Giáo dục công dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả của biện pháp này chưa cao. Vì vậy, để nâng cao nhận thức cho học sinh về sức khỏe cần phải có thêm những biện pháp mang tính tập trung, chuyên sâu và gây được sự chú ý cho người tham gia. Học sinh trung học phổ thông ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Sơn La đều là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản là khá khó khăn, các em còn có nhiều hạn chế về nhận thức và thiếu kinh nghiệm sống. Sự thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tảo hôn ở Sơn La cao nhất trong cả nước. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm xác định thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh dân tộc thiểu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN