Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu thuyết hóa hình tượng Hồ Chí Minh trong búp sen xanh của Sơn Tùng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Gia tăng các yếu tố đời tư, tô đậm các khoảng mờ, hư cấu thêm nhiều phần không có trong chính sử khi thể hiện các nhân vật anh hùng là một xu hướng diễn ra khá mạnh mẽ trong các tiểu thuyết lịch sử thời kì sau 1986, trong đó có sáng tác của Sơn Tùng. Sự hấp dẫn của Búp sen xanh đến từ phương thức này. Nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng Hồ Chí Minh thời trẻ từ góc nhìn con người cá nhân, đời thường. | Tiểu thuyết hóa hình tượng Hồ Chí Minh trong búp sen xanh của Sơn Tùng Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 37-42 TIỂU THUYẾT HÓA HÌNH TƯỢNG HỒ CHÍ MINH TRONG BÚP SEN XANH CỦA SƠN TÙNG Trần Thị Nhật Trường Đại học Sài Gòn Ngày nhận bài 26/02/2019, ngày nhận đăng 18/4/2019 Tóm tắt: Gia tăng các yếu tố đời tư, tô đậm các khoảng mờ, hư cấu thêm nhiều phần không có trong chính sử khi thể hiện các nhân vật anh hùng là một xu hướng diễn ra khá mạnh mẽ trong các tiểu thuyết lịch sử thời kì sau 1986, trong đó có sáng tác của Sơn Tùng. Sự hấp dẫn của Búp sen xanh đến từ phương thức này. Nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng Hồ Chí Minh thời trẻ từ góc nhìn con người cá nhân, đời thường. Ông không từ bỏ xu hướng sử thi hóa thường thấy trong tiểu thuyết lịch sử, nhưng mặt khác cũng không chối bỏ xu hướng tiểu thuyết hóa với việc gia tăng các tình tiết hư cấu, tiếp cận lãnh tụ từ góc nhìn đời tư. Chính điều đó đã làm cho hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên giản dị, gần gũi và hấp dẫn với người đọc. 1. Sau năm 1986, với sự thay đổi ý thức thẩm mĩ của người sáng tác, tiểu thuyết lịch sử đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng với những tác phẩm tiêu biểu như: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Đàn đáy (Trần Thu Hằng), Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Búp sen xanh và Bông sen vàng của Sơn Tùng Trong quan niệm của các nhà tiểu thuyết, viết về lịch sử không đơn thuần là tái tạo lại bối cảnh, không khí thời đại mà là luận giải, định vị lại các giá trị lịch sử trong cảm thức có phần lí tính hơn của đời sống đương đại. Điều dễ gây ra nhiều tranh luận trái chiều nhau về các tiểu thuyết lịch sử sau 1986 là vấn đề viết về người anh hùng từ phương diện đời thường và gia tăng các yếu tố hư cấu. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, các anh hùng dân tộc là những người phi thường, có tầm trí tuệ, nhân .