Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng kĩ thuật phản ứng chuỗi polymerase và giải trình tự gene trong chẩn đoán định danh nguyên nhân viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của kĩ thuật polymerase (PCR) và giải trình tự gene trong chẩn đoán định danh vi khuẩn (VK) gây bệnh ở những mẫu bệnh phẩm lấy ở những bệnh nhân (BN) nghi ngờ viêm mủ nội nhãn nội sinh do VK (VMNNNSVK). Nghiên cứu mô tả không có đối chứng. Dùng kĩ thuật PCR và giải trình tự để phân tích 23 bệnh phẩm dịch kính ở 23 BN có triệu chứng lâm sàng điển hình của VMNNNSVK có so sánh với kết quả của nhuộm soi và nuôi cấy. Các thử nghiệm được tiến hành tại khoa Vi sinh, trường Đại học Gifu, Nhật Bản, tháng 1/2009. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT PHẢN ỨNG CHUỖI POLYMERASE VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GENE TRONG CHẨN ĐOÁN ĐỊNH DANH NGUYÊN NHÂN VIÊM MỦ NỘI NHÃN NỘI SINH DO VI KHUẨN Đỗ Tấn*, Đỗ Như Hơn*, Phạm Hồng Nhung** TÓM TẮT Mục tiêu: Nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả của kĩ thuật polymerase (PCR) và giải trình tự gene trong chẩn đoán định danh vi khuẩn (VK) gây bệnh ở những mẫu bệnh phẩm lấy ở những bệnh nhân (BN) nghi ngờ viêm mủ nội nhãn nội sinh do VK (VMNNNSVK). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả không có đối chứng. Dùng kĩ thuật PCR và giải trình tự để phân tích 23 bệnh phẩm dịch kính ở 23 BN có triệu chứng lâm sàng điển hình của VMNNNSVK có so sánh với kết quả của nhuộm soi và nuôi cấy. Các thử nghiệm được tiến hành tại khoa Vi sinh, trường Đại học Gifu, Nhật Bản, tháng 1/2009. Kết quả: Kết quả nhuộm soi: 8/23 (34,8%) trường hợp (TH) cho kết quả âm tính, trong khi đó PCR dương tính ở tất cả các TH. Trên 10/23 (43,5%) nhuộm soi quan sát thấy nhiều loại VK, nhưng chỉ có 3 TH trong số này được khẳng định trên PCR, 7 TH còn lại giải trình tự chỉ cho kết quả của 1 loại VK. Kết quả nuôi cấy: nuôi cấy cho tỉ lệ dương tính thấp (3/23 – 13% ). 3 TH dương tính này đều trùng khớp với kết quả của PCR và giải trình tự sau này. PCR và giải trình tự cho thấy gần ½ (11/23) các TH là phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Có 5 TH phát hiện nhiều loại VK nhưng do khó khăn về kĩ thuật, chúng tôi không làm được tách dòng để xác định từng loại VK. Các TH còn lại gồm: Enterococcus casseliflanis (1), Streptococcus sp (1), Staphylocuccus sp (1), S.heamolyticus (1), Bacillus sp (1), S. sciuri (1), Enterobacter hormaecher (1). Kết luận: PCR và giải trình tự cho kết quả định danh VK chính xác hơn nhuộm soi và nuôi cấy, giúp ích cho điều trị, đồng thời góp phần xác định ổ nhiễm trùng nguyên phát của bệnh VMNNNSVK. Từ khóa: Viêm mủ nội nhãn nội sinh, PCR, giải trình tự gene. I. ĐẶT VẤN ĐỀ VMNNNSVK là một bệnh lí viêm nhiễm nặng nề ở các mô và dịch nội nhãn do sự xâm nhập của vi khuẩn từ cơ quan khác qua đường

TÀI LIỆU LIÊN QUAN