Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Số phận của Ngôn quan thời Lê Sơ: Góc nhìn từ mối quan hệ giữa vua và chức quan Ngự sử

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này nhằm xem xét số phận của các viên quan thuộc Ngự sử đài đặt trong mối quan hệ với vua. Những kiến giải của bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chức năng, vai trò và số phận của “ngôn quan” dưới thời Lê Sơ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 105-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0067 SỐ PHẬN CỦA “NGÔN QUAN” THỜI LÊ SƠ: GÓC NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ CHỨC QUAN NGỰ SỬ Phan Ngọc Huyền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thời kì Lê Sơ, cơ quan Ngự sử đài được tổ chức hoàn thiện hơn và quy củ hơn so với thời Trần. Chức năng “ngôn quan” (giữ lời nói) của các quan Ngự sử cũng được đề cao, đặc biệt trong việc can gián, góp ý vua. Song cũng vì chức nhiệm cao cả này mà sinh mệnh chính trị của quan Ngự sử nhiều khi rất mong manh. Họ có thể bị thuyên chuyển công tác, cắt chức, thậm chí phải đánh đổi cả tính mạng để làm tròn chức trách của mình. Bài viết này nhằm xem xét số phận của các viên quan thuộc Ngự sử đài đặt trong mối quan hệ với vua. Những kiến giải của bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn chức năng, vai trò và số phận của “ngôn quan” dưới thời Lê Sơ. Từ khóa: Lê Sơ, Ngự sử đài, Ngôn quan, Đài quan, can gián. 1. Mở đầu “Ngôn quan” là thuật ngữ dùng để chỉ đội ngũ quan viên có chức năng chính bao gồm tấu (nêu/bày tỏ ý kiến với vua) và hặc (hạch tội/vạch ra những hành vi trái phép của quan lại). Đội ngũ “ngôn quan” thời Lê Sơ bao gồm các viên quan ở Ngự sử đài và Lục khoa trong triều đình cùng với Hiến sát sứ ti ở các đạo. Đây là những quan lại có chức nhiệm đặc biệt – chức quan “giữ lời nói” nên sự nghiệp quan trường và sinh mệnh chính trị của họ cũng rất đặc biệt. Trong phạm vi bài viết này, số phận của “ngôn quan” được giới hạn từ góc nhìn về mối quan hệ giữa vua và các chức quan thuộc Ngự sử đài (còn được gọi tắt là Ngự sử hoặc Đài quan). Đây là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về quan chế Đại Việt dưới thời Lê Sơ. Trên thực tế, cho đến nay những công bố liên quan đến chủ đề này rất ít và mới chỉ có một số bài viết trên tạp chí như Đài quan thời Lê Sơ của Đào Tố Uyên và Phan Ngọc Huyền (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11 năm 2010, tr.34-44), Tư hiến

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.