Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà Nho ẩn dật
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm của văn hóa, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tùy từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 39-45 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0007 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN CHƯƠNG TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT Lê Văn Tấn Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam Tóm tắt. Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm của văn hoá, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuỳ từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến. Từ sự lựa chọn con đường ẩn dật sẽ dẫn đến sự đổi thay mang tính đặc thù của quan niệm thẩm mĩ, hệ thống đề tài - chủ đề, hình tượng nghệ thuật trung tâm đến hệ thống thể loại và ngôn ngữ trong văn chương của loại hình tác giả này. Xét ở hệ thống hình tượng, ngoài hình tượng người ẩn dật, hình tượng thiên nhiên mà chúng tôi đã có dịp bàn đến trong những lần trước thì hình tượng người dân lao động và hình tượng cuộc sống xã hội qua con mắt của người ẩn dật cũng hiện lên khá sống động. Bài viết của chúng tôi bàn về vấn đề này. Từ khóa: Tác giả nhà nho ẩn dật, văn học Việt Nam, quan niệm thẩm mĩ, hình tượng nghệ thuật, người dân lao động, cuộc sống xã hội. 1. Mở đầu Có một thực tế không thể phủ nhận là nhà nho với những quan niệm “bề trên” về vị trí của mình trong xã hội nên trong hầu hết sáng tác văn chương của họ, người dân lao động cũng như cuộc sống xã hội chưa được phản ánh nhiều và đúng mức [2-6]. Thực tế này sẽ dần có những chuyển biến ở các thời kì và càng về sau các tác giả càng tiếp cận gần hơn, sâu hơn đối với hai đối tượng phản ánh này. Khảo sát sáng tác của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật chúng tôi nhận thấy, quan niệm, cách thức cũng như bút