Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự phát triển đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: Vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội, vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 58-64 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0084 SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Sau 1975, đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam được phục sinh với một tâm thế mới. Ở mỗi khuynh hướng tiểu thuyết, mỗi nhà văn, nhân vật người trí thức lại được khám phá ở một góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung: thể hiện nhận thức mới của nhà văn về giới trí thức. Từ việc khám phá kiểu nhân vật trí thức, các nhà văn nêu lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội như: vấn đề nhìn lại lịch sử, nhìn lại chiến tranh; vấn đề giữ gìn đạo đức gia đình, đạo đức xã hội; vấn đề vai trò vị trí giới trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 1. Mở đầu Đề tài người trí thức là đề tài truyền thống của văn học Việt Nam. Ngay từ khi văn học viết được hình thành, nhân vật người trí thức đã trở thành nhân vật của văn học. Từ đó đến nay, hơn mười thế kỉ văn học đã qua đi, cho dù ở mỗi thời kì, nhân vật trí thức được thể hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa bao giờ vắng bóng. Đặc biệt sau 1975, cùng với công cuộc đổi mới văn học, nhân vật trí thức xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành một hiện tượng văn học, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết. Từ chỗ trở thành nhân vật chính trong đời sống sáng tác, người trí thức trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu nhân vật người trí thức trở thành một yêu cầu mới đặt ra cho đời sống lí luận. Trong giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX, việc nghiên cứu về nhân vật trí thức mới dừng lại ở việc xem xét nhân vật một cách đơn lẻ trong các tác phẩm cụ thể. Giới phê bình dường như mới chỉ mới chỉ đưa ra những nhận xét ban đầu về nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, còn nhân vật trí thức trong .