Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu luận phân tích và xây dựng khung phân tích và bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam và vận dụng mô hình đó để nghiên cứu và đánh giá điển hình hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----\ [---- LÊ VĂN CÀNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ MÂY TRE LÁ CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9310102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp HỒ CHÍ MINH, tháng 07/2019 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trong đó hàng mây tre lá là một ngành hàng rất đặc biệt, có khả năng ghi nhận dấu ấn thời đại, phản ánh sự phát triển của một dân tộc. Do đó, hàng TCMN mây tre lá vừa có giá trị kinh tế (KT), vừa mang giá trị văn hóa, tinh thần. Đẩy mạnh xuất khẩu (XK) hàng TCMN mây tre lá không chỉ mang lại ngoại tệ cho nước XK mà còn là cầu nối giới thiệu và giao lưu văn hóa của dân tộc này với các dân tộc khác trên thế giới. Phát triển ngành TCMN và mặt hàng mây tre lá tại các vùng nông thôn không chỉ đóng góp ngân sách cho địa phương mà còn mang lại thu nhập cho người dân trong khu vực, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp. Tại Việt Nam, làng nghề mây tre lá chiếm tới 24% tổng số làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Ngành hàng TCMN mây tre lá hoạt động theo cơ chế gia công, sử dụng lao động thời vụ là chính nên có thể huy động một lúc nhiều lao động cho những đơn hàng nhất định. Chi phí đào tạo thường nhỏ và tốn ít thời gian, nên việc tạo một chỗ làm trong ngành hàng TCMN mây tre lá không tốn kém bằng các ngành khác. Trong cơ cấu lao động làm việc tại các doanh nghiệp (DN) theo khảo sát cho thấy có tới 71,39% số lao động được huy động tại chỗ; 24,11% từ các xã lân cận và chỉ có 4,5% từ các tỉnh huyện khác. Nhiều DN mặc dù mới hoạt động ở qui mô hộ nhưng các cơ sở chế biến gia đình đã đóng mức thuế khoảng trên 10 triệu đồng/một hộ cho ngân sách địa phương. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh còn đóng góp lớn trong việc xây