Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung đánh giá căng thẳng khu vực ngân hàng Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng cân đối của các NHTM, qua đó chỉ ra những giai đoạn căng thẳng khu vực ngân hàng, từ đó rút ra những bài học cần thiết giúp các NHTM có thể phát triển ổn định và lành mạnh, phòng ngừa những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại Vũ Thị Kim Oanh Ngày nhận: 21/05/2018 Ngày nhận bản sửa: 26/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Các ngân hàng thương mại (NHTM)- tổ chức trung gian tài chính, đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành các chức năng của hệ thống tài chính. Nếu các chức năng cơ bản của các NHTM- chức năng tạo tiền, chức năng trung gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng- bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thị trường tài chính, khiến cho các hoạt động kinh tế bị đình trệ, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và phát triển kinh tế. Khi tình trạng căng thẳng của các tổ chức này tăng cao sẽ lan truyền ra cả hệ thống tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thực. Chính vì vậy, nghiên cứu về căng thẳng khu vực ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thị trường tài chính Việt Nam vẫn dựa vào ngân hàng làm trung tâm (bank based financial system). Trong bài viết này, tác giả đánh giá căng thẳng khu vực ngân hàng Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng cân đối của các NHTM, qua đó chỉ ra những giai đoạn căng thẳng khu vực ngân hàng, từ đó rút ra những bài học cần thiết giúp các NHTM có thể phát triển ổn định và lành mạnh, phòng ngừa những căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai. Từ khóa: Căng thẳng khu vực ngân hàng, bảng cân đối, căng thẳng tài chính 1. Khái quát về căng thẳng khu vực ngân hàng Căng thẳng khu vực ngân hàng có thể được hiểu là những thay đổi đột ngột trong hoạt động ngân hàng như rút tiền ồ ạt hay tăng trưởng tín dụng chậm lại hoặc cả hai ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng và tính toàn vẹn của hệ thống ngân hàng (Louis và Vouldis, 2013). Căng thẳng khu vực ngân hàng xuất hiện khi có cú sốc ngoại sinh tác động đến hệ thống ngân ăng thẳng khu vực ngân hàng dù là khủng hoảng bên nợ hay là suy giảm bên tài sản đều ảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng (Mishkin, 1992). © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 64 Tạp