Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết sẽ tập trung vào việc định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, cũng như chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. | chính sách & thị trường tài chính- tiền tệ Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Ngô Dương Minh Ngày nhận: 28/09/2017 Ngày nhận bản sửa: 03/11/2017 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018 Dệt may Việt Nam là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người dân Việt Nam. Nhưng, một thực tế là ngành dệt may của nước ta đơn thuần chỉ gia công cho nước ngoài, trong khi hầu hết nguyên phụ liệu của ngành dệt may đều phải nhập khẩu khiến cho ngành Dệt may Việt Nam khó phát triển bền vững. Vậy, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng ở đâu giữa thị trường dệt may rộng lớn cùng hàng loạt những tên tuổi như Mỹ, Trung Quốc, EU. Bài viết sẽ tập trung vào việc định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, cũng như chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Từ khóa: dệt may, chuỗi giá trị, doanh nghiệp Việt Nam, toàn cầu hóa 1. Đặt vấn đề rong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh, mỗi nền kinh tế quốc gia trở thành một bộ phận không tách rời của kinh tế toàn cầu, và có xu hướng bị chi phối bởi các tập đoàn kinh tế với mạng lưới công ty con, chi nhánh dày đặc được đặt © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X tại nhiều quốc gia khác nhau. Trên phạm vi quốc tế, các giá trị của một ngành kinh doanh nào đó được hình thành từ những công đoạn khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trở thành giá trị gia tăng toàn cầu. Theo cách nhìn này, các công ty đa quốc gia sẽ đóng vai trò như những mắt xích quan trọng và chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc phân tích hoạt động kinh 34 doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi giá trị chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ở Việt Nam, dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và được chú trọng phát triển, nhằm phục vụ cho