Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát các đặc điểm chuyển dạ giai đoạn hai của các thai phụ có gây tê ngoài màng cứng ở Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bên cạnh các ưu điểm nổi trội được biết đến như làm giảm đau, giảm căng thẳng lo âu cho thai phụ do cơn gò tử cung trong chuyển dạ gây ra, thì GTNMC còn có thể là một trong những nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài và làm tăng nguy cơ sinh giúp ở thai phụ. | Khảo sát các đặc điểm chuyển dạ giai đoạn hai của các thai phụ có gây tê ngoài màng cứng ở Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN DẠ GIAI ĐOẠN HAI CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH Trần Thị Thu Huyền*, Nguyễn Hồng Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) đã trở thành một phương pháp giảm đau sản khoa phổ biến tại các bệnh viện Phụ sản trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh các ưu điểm nổi trội được biết đến như làm giảm đau, giảm căng thẳng lo âu cho thai phụ do cơn gò tử cung trong chuyển dạ gây ra, thì GTNMC còn có thể là một trong những nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài và làm tăng nguy cơ sinh giúp ở thai phụ. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về GTNMTC và kết cục thai kỳ đã từng được thực hiện nhưng có nghiên cứu nào tập trung khảo sát các đặc điểm của chuyển dạ giai đoạn II nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, 1 bệnh viện tư nhân ở Đắklắk có tỉ lệ sử dụng GTNMC giảm đau cho thai phụ từ 40-60%. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của chuyển dạ giai đoạn hai của các thai phụ có GTNMC. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016. Kết quả: Trên 614 thai phụ bước vào giai đoạn hai chuyển dạ có gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung bình của chuyển dạ giai đoạn hai: đối với con so 1,4 ± 0,79 giờ, còn đối với con rạ là 0,8 ± 0,46 giờ; Tim thai dao động từ 110 - 160 lần/phút có tỷ lệ 98,05%; Có sử dụng oxytocin để tăng cơn gò tử cung chiếm 91,99%; Tỷ lệ sinh thường là 93,81%, sinh giúp: 2,12% và sinh mổ: 4,07%. Kết luận: GTNMC dường như không là nguyên nhân gây kéo dài giai đoạn hai của chuyển dạ cũng như không là yếu tố tăng tỉ lệ sinh giúp. Nhưng có tỉ lệ cao sử dụng oxytocin để tăng cơn co tử cung trong chuyển dạ giai đoạn II của các trường hợp có .