Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em rèn chữ đẹp. Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về quy tắc chính tả. Thực tiễn hiện nay, học sinh viết sai lỗi chính tả còn khá phổ biến. Xuất phát từ đặc điểm của chữ viết là “nói sao viết vậy” và chữ viết của chúng ta là chữ ghi âm Tiếng Việt. Chuyên đề sáng kiến này sẽ nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giờ học chính tả cho học sinh lớp 4 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Người thực hiện: NGUYỄN NHƯ QUỲNH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH LỘC I SKKN thuộc môn: Tiếng Việt Năm học: 2010 2011 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Thực hiện mục tiêu giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kỳ mới, thì việc lựa chọn và đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Bộ Giáo dục Đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục toàn diện (đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Bởi vậy, yêu cầu của giáo dục hiện nay là phải đào tạo con người phát triển toàn diện. Trong đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện đầu tiên quyết định, giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng. Chính tả là một phân môn của môn Tiếng Việt, là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của việc dạy chính tả là trở thành phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc 2 một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân. Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả .