Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng số học của học sinh lớp 9 trung học cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hiện nay, ở Việt Nam việc phân ban cho học sinh sau trung học cơ sở là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài các mặt cần xem xét về hành chính, về kết quả học tập; chúng ta cần quan tâm đến khả năng của học sinh. Nói cách khác, chúng ta cần có một số chứng cứ để tiên đoán một phần khả năng thành công của học sinh sau này. Có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về việc sắp xếp học sinh sau trung học cơ sở vào những lớp phù hợp với năng lực trí tuệ hoặc trí thông minh của các em bằng những trắc nghiệm. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả† , khả năng số học là một trong những yếu tố của năng lực trí tuệ theo quan điểm truyền thống được nghiên cứu để tiên đoán một phần khả năng học tập của học sinh. | Khả năng số học của học sinh lớp 9 trung học cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 17 năm 2009 KHẢ NĂNG SỐ HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đoàn Văn Điều* Hiện nay, ở Việt Nam việc phân ban cho học sinh sau trung học cơ sở là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài các mặt cần xem xét về hành chính, về kết quả học tập; chúng ta cần quan tâm đến khả năng của học sinh. Nói cách khác, chúng ta cần có một số chứng cứ để tiên đoán một phần khả năng thành công của học sinh sau này. Có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về việc sắp xếp học sinh sau trung học cơ sở vào những lớp phù hợp với năng lực trí tuệ hoặc trí thông minh của các em bằng những trắc nghiệm. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả†, khả năng số học là một trong những yếu tố của năng lực trí tuệ theo quan điểm truyền thống được nghiên cứu để tiên đoán một phần khả năng học tập của học sinh. 1. Trí thông minh khả năng học thuật Trí thông minh có liên quan đến khả năng học tập và mỗi người có khả năng khác nhau và đều cần thiết như nhau Các nhà tâm lý học Liên Xô đã đúc kết: Việc nắm các thao tác tư duy không thể tách rời khỏi quá trình dạy học. Có sự khác nhau giữa các cá thể về mặt phát triển trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ không phải đã hoàn chỉnh ngay ở đầu lứa tuổi thanh niên mà còn tiếp tục phát triển về chất ở các giai đoạn tiếp theo. Việc sử dụng các năng lực tư duy để giải quyết các vấn đề thực tiễn của các em cũng khác nhau. Xác định trẻ thông minh về mặt học thuật từ quan điểm của lý thuyết năng lực được thảo luận. Năng lực nói đến mức độ sẵn sàng học tập và thực hiện tốt * PGS.TS. Trường ĐHSP Tp. HCM. † Bài viết này được trích từ đề tài cấp Bộ “Cải biên và định chuẩn một phần trắc nghiệm Khả năng Học tập của học sinh tại Tp. Hồ Chí Minh” do tác giả và cộng sự thực hiện được nghiệm thu theo quyết định số 8369/QĐ-BGDĐT ngày 15.12.2008 của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN