Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấp cứu tăng kali máu - PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu cung cấp các nội dung hình ảnh điện tim, triệu chứng lâm sàng, sử dụng thuốc làm giảm kali máu, chỉ định lọc máu, các biện pháp hạn chế tăng kali máu, các biện pháp loại kali ra khỏi cơ thể, nguyên nhân gây tăng kali máu, nguyên nhân gây tăng kali máu. Để nắm chi tiết nội dung tài liệu. | Cấp cứu tăng kali máu - PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm CẤP CỨU TĂNG KALI MÁU PGS.TS. HÀ HOÀNG KIỆM 1. Chẩn đoán Tăng kali máu là một cấp cứu nội khoa, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Chẩn đoán tăng kali máu dựa vào hình ảnh điện tim, xét nghiệm điện giải, triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện muộn. 1.1. Hình ảnh điện tim Biến đổi điện tim trong tăng kali máu xuất hiện sớm khi kali máu trên 5,5 mmol/lít. Người ta sử dụng điện tim như là một phương pháp chẩn đoán sớm và theo dõi kết quả điều trị, vì nó phản ánh khá nhậy bén và chính xác sự biến đổi của tăng kali máu (tuy nhiên hạ kali máu, điện tim lại rất ít có ý nghĩa). Mức độ nặng của tăng kali máu biểu hiện trên điện tim có 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1: nhịp tim chậm, trục có xu hướng chuyển trái. Sóng T cao, nhọn, hẹp đáy, cân đối (T lớn hơn 2/3R từ V3 - V6). + Giai đoạn 2: PQ dài ra, QRS giãn rộng. + Giai đoạn 3: giảm biên độ sóng P và sóng R, tăng biên độ sóng S gây cảm giác đảo ngược đoạn ST. + Giai đoạn 4: nếu kali máu tiếp tục tăng sẽ dẫn đến điện tim có dạng hình sin, block bó His, hội chứng Adams - Stockes, rung thất và ngừng tim. Sóng T cao nhọn trong tăng kali máu Thời gian điện tim chuyển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 có thể kéo dài nhiều giờ, nhưng cũng có thể rất nhanh trong vòng vài phút. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời tăng kali máu là rất quan trọng, nếu chờ đợi kết quả xét nghiệm điện giải thì thường là quá muộn. 1.2. Điện giải đồ Nồng độ K+ máu trên 5,5 mmol/l, nếu nồng độ K+ máu lớn hơn hoặc bằng 6,5 mmol/l thì tính mạng bệnh nhân bị đe dọa. 1.3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện rất muộn, do đó khi có triệu chứng lâm sàng mới được chẩn đoán và sử trí thì thường quá muộn. + Cảm giác mệt, yếu cơ, mất phản xạ gân, đôi khi bị liệt + Thờ ơ, lú lẫn, tâm thần + Ngứa, tê, dị cảm, đặc biệt hay xuất hiện ở vùng quanh miệng và chi dưới + Nôn mửa, ỉa chảy, đôi khi liệt ruột 2. Điều trị .